Tổng thống Joe Biden vừa đưa ra kế hoạch rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan và khép lại cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ vào lễ tưởng niệm lần thứ 20 ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Kế hoạch được xem là mang tính bước ngoặt này đối với cuộc chiến tại Afghanistan đang vấp phải những phản ứng trái chiều tại Mỹ.
Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến trong 2 ngày với nội dung trọng tâm là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan trước thời hạn chót 1/5 mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết trước đó. Sau khi không thể đưa ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO hồi cuối năm ngoái, hội nghị lần này của các Bộ trưởng NATO sẽ phải xác định phương án cuối cùng khi thời hạn 1/5 đang đến gần. Theo giới phân tích, quyết định NATO phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Mỹ về vấn đề Afghanistan. Trước đây, ông Donald Trump từng rất quyết tâm trong việc rút quân khỏi chiến trường này để hiện thực hóa chính sách “nước Mỹ trên hết”. Nhưng chính quyền mới ở Mỹ đang có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung, trong đó có chính sách với Afghanistan. Điều này sẽ tác động như thế nào tới quyết định của NATO trong cuộc họp hôm nay? Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi:
Trong tuyên bố mới nhất, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã bắt đầu lên kế hoạch để rút toàn bộ quân đội Mỹ ở Afghanistan vào mùa Xuân tới đây. Tuyên bố của đại diện Mỹ được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Taliban và chính phủ Afghanistan đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình ở thủ đô Doha, Cata nhằm kết thúc cuộc chiến kéo dài 19 năm qua. Mặc dù vậy theo giới quan sát, sau khi Mỹ rút quân, thách thức đối với chính quyền Afghanistan vẫn là rất lớn để có thể tiến tới một nền hòa bình thực sự cho người dân nước này. Biên tập viên Phương Hoa trao đổi cùng phóng viên Phan Tùng - Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á đểlàm rõ hơn nội dung này.
- Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Coi chừng lợi bất cập hại.- Xuất khẩu gỗ và lâm sản, làm gì để vượt qua khó khăn?.- Quản lý thị trường Hà Nội: Bắt giữ 6 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Afghanistan vẫn rối sau khi Mỹ rút quân.- Hợp tác thúc đẩy phát triển nền tài chính ASEAN và vai trò của Bộ Tài chính Việt Nam trong năm 2020.- Hôm nay, nước ta sẽ đón chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.- Ban chỉ đạo Quốc gia khẳng định Việt Nam còn tiềm ẩn 4 nguồn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.- Thụy Điển chế tạo lớp màng bọc có khả năng tái tạo năng lượng sạch cho các thiết bị điện.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa chính thức thông báo sẽ cắt giảm 11.900 binh sĩ nước này tại Đức – cao hơn 2.500 binh sĩ so với dự kiến ban đâu. Trong số này, Mỹ sẽ đưa về nước 6.400 binh sĩ, số còn lại được tái bố trí đến một số quốc gia, trong đó có Italia và Bỉ. Việc điều động quân bắt đầu được tiến hành trong vài tuần tới. Mỹ lý giải việc tái bố trí quân này nhằm thúc đẩy các mục tiêu chiến lược ở Đông Âu, phối hợp các hoạt động của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiệu quả hơn nhằm ứng phó với Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, bước đi này của Mỹ còn xuất phát từ những bất đồng với Đức liên quan đến chi phí quốc phòng, vì thế có thể làm suy yếu liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này. Cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với anh Hải Đăng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Cộng hòa Séc, phụ trách Đông Âu sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
- Mỹ rút quân khỏi Đức - tính toán chiến lược hay rạn nứt NATO?- Những biện pháp khẩn cấp để phòng chống covid-19.- Nhiều trường tư thục dự kiến điều chỉnh thời gian tựu trường vì Covid-19.- Đại hội Đảng bộ QK 4: Tuyệt đối trung thành, tin cậy của cấp ủy, chính quyền, nhân dân.- Bà Rịa – Vũng Tàu: Xóa sổ “chợ ma túy” ở xóm Lăng.- Bồ Đào Nha sáng chế khẩu trang vô hiệu hóa virus Sars-CoV-2.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)