Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về cách mạng công nghiệp lần thứ 4.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì lễ đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Say-som-phỏn Phôm-vi-hẳn. Hai bên cũng đồng chủ trì Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào.- Hơn 70% phụ huynh lớp 1 ở TP.HCM không đồng ý cho con đến trường vào ngày 13/12 này, do lo ngại tình hình dịch bệnh.- Hàng nghìn học sinh khối lớp 12 ở 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội bắt đầu đến trường học trực tiếp sau hơn 3 tháng khai giảng.- Toà án dưới chính quyền quân sự tại Myanma ra phán quyết đầu tiên đối với cựu cố vấn nhà nước San-Su-Chi.- Một thỏa thuận cho phép quân đội hai bên tiếp cận hậu cần tại các căn cứ của nhau có thể được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - Nga lần thứ 21 đang diễn ra tại New Deli.
“Nước Mỹ trở lại” như thế nào trong năm 2021?- Quản lý thị trường: tiếp tục phát hiện kiểm tra và tạm giữ lượng lớn hàng hoá là bánh, kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Thị trường lập đỉnh mới, hiệu suất hầu hết các quỹ tăng trưởng dương tháng 11.- Bị siết trái phiếu, số liệu tài chính các ngân hàng sẽ “thật” hơn.- Việc chuẩn bị cho học sinh trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến đang được các địa phương, các trường triển khai như thế nào, tâm lý học sinh và phụ huynh ra sao khi các em trở lại học trực tiếp?- Khu vực Mỹ Latinh đang đối mặt với nạn đói trầm trọng nhất trong gần 2 thập kỷ.
Hơn 300 học sinh khối 11 và 12 trường THPT Lương Thế Vinh (Quận 1) tp. Hồ Chí Minh đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 1. Đây là một trong hai địa điểm thí điểm tiêm ngừa cho trẻ em tại TP.Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến đến tháng 1/2022 mới mở cửa trường học trở lại. Các bậc phụ huynh đều cho rằng, việc học trực tiếp sẽ giúp con tiếp thu kiến thức tốt hơn, nhưng điều này cũng kéo theo nhiều nỗi lo khi các em chưa được tiêm vaccine trong khi dịch bệnh vẫn còn nhiều phức tạp.
Chưa đầy 2 tuần nữa là đến ngày học sinh tựu trường và khai giảng năm học mới 2021-2022. Thế nhưng do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên việc cung ứng sách giáo khoa cho các trường, cho học sinh ở nhiều nơi vẫn chưa thể thực hiện được. Việc đi mua sách giáo khoa cho con của nhiều phụ huynh cũng gặp khó bởi tất cả các cửa hàng sách đều đóng cửa. Vì thế, các phụ phải tìm nhiều cách để có sách giáo khoa cho con trước năm học mới.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có phương án học trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022, áp dụng cho các bậc Tiểu học, THCS, THPT. Nhiều phụ huynh tại TP.HCM đang rất lo lắng về chất lượng dạy và học, khi phương pháp học này chưa thực sự hiệu quả và đang tạo ra nhiều khó khăn, áp lực đối với học sinh đầu cấp và cuối cấp.
Trong cuộc sống, không ít bậc cha mẹ thường lúng túng, khó khăn, thậm chí là bất lực trước những thay đổi không như mong muốn của con cái. Làm gì để trẻ có tính tự lập? Nắm bắt tâm lý này của các bậc phụ huynh, qua nghiên cứu những phương pháp dạy trẻ của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, anh Lê Ngọc Anh, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Anh Tú đã tìm thấy những phương pháp có thể phù hợp với trẻ em Việt Nam. Lê Ngọc Anh và các cộng sự còn hình thành một hệ thống các sản phẩm, công cụ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng nhau giáo dục con cái theo phương pháp mới, giúp các bé chăm ngoan và tự lập, tự giác, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Chương trình lớp 1 mới giảng dạy được 1 tháng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, Chương trình này nặng hơn so với chương trình cũ, nhất là môn tiếng Việt. Theo phản ánh của một số giáo viên, phụ huynh học sinh ở thành phố Đà Nẵng, chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 quá sức với học sinh, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp dạy học. Phản ánh của nhóm phóng viên thường trú tại miền Trung.
Ngày 3 và 4/9 tới, đợt 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chính thức diễn ra tại 11 Hội đồng thi của các tỉnh/thành gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Đợt thi này tổ chức cho hơn 26.000 thí sinh của 27 tỉnh/thành chưa thể dự thi đợt 1 vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Phóng viên Lê Thu có cuộc trao đổi với ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT; Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 xung quanh câu chuyện đảm bảo an toàn sự công bằng cho các thí sinh thi đợt 2.
Sau mỗi kỳ thi, có những học sinh khi kết quả thi không như mong muốn đã rơi vào trạng thái sốc, trầm cảm, thậm chí tự vẫn. Những hành động tiêu cực này có thể xuất phát từ áp lực mà các em tự đặt ra cho bản thân, nhưng cũng có một tỷ lệ không nhỏ là những áp lực từ phía cha mẹ, gia đình. Liệu ngôi trường các con học có phải là thể diện của bố mẹ? Mục tiêu vào trường danh giá gây áp lực ra sao? Nó có phải là tiêu chí để tạo ra giá trị của con người? Nội dung này được bàn luận với khách mời là PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập chương trình toán Pomath, người được Tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)