Không có văn bản
Giới chuyên gia y tế nhận định, vắc-xin là cách duy nhất giúp thế giới giải quyết được cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19, vì vậy các quốc gia đều đang nỗ lực sản xuất được vắc-xin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin phòng Covid-19 được nghiên cứu thành công, thì số lượng vắc-xin sản xuất ra khó có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các quốc gia. Bởi thế, quốc gia nào “chạm đích” trước trong cuộc đua sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 sẽ không chỉ có ưu thế trong khống chế dịch bệnh, mà còn thúc đẩy được ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác, kể cả chính trị. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.- Thêm nhiều địa phương quyết định tạm dừng các hoạt động đông người không cần thiết từ 0 giờ ngày 1-8 để phòng ngừa dịch Covid- 19.- Số ca nhiễm Covid- 19 trên thế giới vẫn không ngừng tăng lên.- Các địa phương ven biển tập trung kêu gọi tàu thuyền và chuẩn bị các phương án ứng phó khi áp thấp nhiệt đới trên biển đông có thể mạnh lên thành bão, tấn công đất liền.- Đại sứ Malaysia và Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ khẩu chiến vì Biển Đông.- Tổ chức thương mại thế giới bất đồng về lựa chọn nhà lãnh đạo tạm quyền thay thể Tổng giám đốc đương nhiệm vừa từ chức.
- Làm thế nào xử lý dứt điểm tình trạng karaoke loa kéo gây ồn ào tại khu dân cư?- Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng.- Bí quyết khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử.- Những vòng tròn xuất hiện bí ẩn trên cánh đồng ở Pháp.- Nhóm nghệ sĩ hỗ trợ các doanh nghiệp sau làn sóng biểu tình ở Mỹ.
Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.
Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an vừa bắt giữ 1 băng nhóm cướp tài sản với thủ đoạn đầy tinh vi, táo tợn. Chúng đe doạ, đánh đập… để ép vợ chồng nạn nhân phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu để truy cập vào ví điện tử mà từ đó chuyển tiền qua tài khoản của chúng với khoảng 35 tỷ đồng. Đây chỉ là một trong nhiều vụ phạm tội với tính chất, thủ đoạn, phương thức mới, tinh vi, phức tạp thời gian gần đây. Đáng nói hơn, đối tượng phạm tội thường thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính chất liên tiếp, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thực trạng này nói lên điều gì? Và cần có giải pháp nào để phòng ngừa, xử lý nghiêm? Đây là chủ đề được bàn luận trong dòng chảy sự kiện với sự tham gia của vị khách mời là Đại tá, PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân.
- Mở cửa lại nền kinh tế: Cần nhưng hết sức thận trọng.- Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công ở các địa phương còn thấp so với tiến độ đặt ra.- Mỹ rút bớt quân khỏi Đức: Dấu hỏi tình đồng minh?- Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại.- Cần xác thực thông tin cá nhân, minh bạch hóa quy trình thanh toán điện tử.- Bắc Kinh tái áp đặt các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Hiện nay, thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika phát triển, đe dọa tới sức khỏe của người dân. Cho đến thời điểm này, cả nước đã có gần 27 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong; ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh do virus Zika năm nay tại Đà Nẵng. Dự báo khi bước vào mùa mưa, số ca mắc bệnh Zika và sốt xuất huyết sẽ còn gia tăng nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không nhận biết và có những giải pháp phù hợp. Để tìm hiểu về cách phòng ngừa 2 dịch bệnh này, trong Chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, chúng tôi kết nối trực tiếp với Tiến sĩ Nguyễn Đức Khoa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế để tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.
- Chăm sóc và phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em trong mùa nắng nóng.- Những ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai khi bệnh viện thực hiện các giải pháp gỡ “khổ viện” cho người bệnh.- Cách điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.
Gần 8.500 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý với hơn 8 nghìn 700 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, đa phần là trẻ bị xâm hại tình dục; hàng trăm trẻ bị bạo lực, bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; Hơn 1 nghìn 300 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. Đây là con số báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội tính từ tháng 1/2015 đến tháng tháng 6 năm 2019. Trong các vụ xâm hại trẻ, phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng và gây hậu quả nghiêm trọng. Thực tế này xảy ra nhiều thời điểm, ở nhiều nơi, ngay cả ở những nơi tưởng chừng như bình yên nhất là gia đình hay trường học. Đây thực sự là vấn đề hết sức nghiêm trọng và đáng báo động. Theo chương trình nghị sự đã được xây dựng, ngày mai (27/5), Quốc hội sẽ dành trọn một ngày để thảo luận trực tuyến Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Phiên họp quan trọng này nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước. Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em? Khách mời là chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cùng bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)