- Nỗ lực duy trì sản xuất, giữ vững “vùng xanh”.- Nhiều giải pháp trong điều hành và phát triển sản xuất công nghiệp thực tế tại Quảng Ninh. - Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng chiến lược, đảm bảo tuân thủ cam kết các Hiệp định Thương mại từ do (FTA) đã ký kết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, điều hành phiên họp Chính phủ chuyên đề về pháp luật tháng 8.- Chính phủ cũng vừa ra Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 7 và 7 tháng năm nay, trong đó yêu cầu nhanh chóng không chế dịch Covid-19, hỗ trợ người dân và khôi phục lại các hoạt động phát triển kinh tế.- Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị khắc phục tình trạng khen thưởng theo kiểu “gối đầu”, “chạy danh hiệu thi đua, khen thưởng.- Hàng trăm xe nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh bị ùn ứ do phía Trung Quốc tạm ngừng thông quan.- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mở phiên họp đặc biệt về Afganistan, kêu gọi thế giới đoàn kết lại để "trấn áp nguy cơ khủng bố toàn cầu ở đây" sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát.- Các đảng phái chính trị tại Malaisia họp bàn thành lập một chính phủ mới sau khi Thủ tướng từ chức.
- Việt Nam đối diện với nhiều thách thức trong phát triển bền vững - Thái Nguyên: Những hệ lụy từ khai thác khoáng sản tại huyện Đồng Hỷ - Hành trình phủ xanh của các đô thị lớn trên thế giới
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15, sáng nay (25/07), các đại biểu thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025. Theo đánh giá của các đại biểu, mức tăng trưởng kinh tế 5,64% của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay là một điểm sáng đáng chú ý trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19. Để giữ được mức tăng trưởng này thì kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu cần được ưu tiên và kiên trì thực hiện.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang tạo ra áp lực đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, cần thiết lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
- Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững? - Phỏng vấn ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn về hiện đại hóa công tác dự báo khí tượng thủy văn - Những bức vẽ lâu đời nhất thế giới ở Indonesia có nguy cơ bị phá hủy do biến đổi khí hậu
"Thực thi mục tiêu phát triển trong trạng thái bình thường mới" là chủ đề của Đối thoại phát triển địa phương 2021 do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay (13/7), tại Hà Nội. Đối thoại được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 58 điểm cầu trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì đối thoại.
Hôm nay (09/07), tại Venice, Italy khai mạc Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Dự kiến, trong hai ngày diễn ra cuộc họp, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ thảo luận về nguồn lực tài chính dành cho tiêm ngừa Covid-19 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, cải cách thuế toàn cầu và nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Trong đó, nhóm G20 sẽ nỗ lực để tìm tiếng nói chung về mức thuế doanh nghiệp toàn cầu, trong bối cảnh một số nước thành viên phản đối đề xuất này. Trước đó, hồi đầu tháng này, 130 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhất trí về quy định áp mức thuế tối thiểu trên phạm vi toàn cầu, nhằm giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.
Đột phá về thể chế để kiến tạo phát triển là một trong ba đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Yêu cầu đó đặt ra trọng trách như thế nào đối với Quốc hội trong một nhiệm kỳ mới trong vai trò là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)