Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khoá 15 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thời gian tới Chính phủ cần tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn.
Sáng nay( 5/1), tại Hà Nội diễn ra Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021; triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương. Dự Hội nghị tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố có Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.
Đại diện Phòng nghiên cứu Đài Loan thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, xu hướng hợp tác kinh tế thương mại trong quá trình phát triển quan hệ Hai bờ eo biển ngày ngày càng sâu rộng, là động lực để thống nhất Trung Quốc.
Chính phủ hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng cho 12 địa phương phát triển thủy sản.- Hôm nay cả nước ghi nhận gần 17 nghìn ca mắc mới Covid-19.- Hàng nghìn người phải sơ tán do lũ lụt tại Malaysia.- Cụ bà Nhật Bản 119 tuổi tiếp tục nối dài kỷ lục sống thọ nhất thế giới.
Đại hội lần thứ 11 của Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025 xây dựng báo chí cách mạng giàu tính chiến đấu nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại.- Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu lô hàng hơn 4000 tấn gạo sang Châu Âu.- Loạt bài về Hiệp định RCEP có hiệu lực từ đầu năm tới, bài 2 có nội dung: Những thách thức phải vượt qua.- Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Putin điện đàm nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở châu Âu, và bàn về các cam kết ngoại giao sắp tới.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo nguy cơ về thảm họa kép "sóng thần" Omicron kết hợp với Delta.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh- Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%- Khối ngoại sẽ “khuấy động” mua bán - sáp nhập ngân hàng
Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ tư đã để lại những hệ quả kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, nhất là ở một số địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; ở những tỉnh có khu vực dịch vụ, nhất là du lịch chiếm tỷ trọng cao; có thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài… Cộng thêm những “điểm nghẽn’, hạn chế vốn tồn tại lâu nay, chậm được khắc phục, tháo gỡ trong bối cảnh dịch bệnh, nên bức tranh kinh tế Việt Nam cơ bản nhiều gam “trầm”. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế cả nước vẫn có những nhân tố tích cực, quan trọng để phục hồi tăng trưởng.
Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, có cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ đóng vai trò chủ đạo kết hợp phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác. Khu Kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập từ 15 năm trước nhưng đến nay chưa thể trở thành đầu tàu thu hút đầu tư và chưa tạo động lực phát triển cho các vùng lân cận cũng như cho cả nước. Vậy tỉnh Khánh Hòa phải làm gì để Vân Phong không lỡ nhịp phát triển là những câu hỏi, trăn trở đang được đặt ra bức thiết hiện nay.
Sáng nay, tại Nghệ An, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch và tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo “Du lịch Việt Nam – phục hồi và phát triển”. Hội thảo đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành du lịch; thảo luận về định hướng, giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết để phát triển du lịch trong tình hình mới - Du lịch Thủ đô sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống - Cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành trong kiểm tra nhà nước về đo lường
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)