Chính phủ Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị cho Lễ khai mạc Olympic Tokyo dự kiến tổ chức vào cuối tháng 7 tới. Nhưng trước tình hình dịch Covid-19, đặc biệt dạng biến thể mới từ Anh và Nam Phi đang có xu hướng lây nhiễm nhanh tại Nhật Bản khiến cho việc tổ chức Thế vận hội này có nhiều ý kiến khác nhau. Thậm chí có ý kiến cho rằng việc hủy bỏ tổ chức cũng là một lựa chọn.
Ngày 13/4, Chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Trước sự việc trên cộng đồng quốc tế đã có nhiều luồng phản ứng khác nhau.
Anh Koshiro Minamoto vốn đã rất hy vọng sẽ được chào đón các vị khách nước ngoài đến lớp học của mình ở thủ đô Tokyo trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa hè sắp tới. Thế nhưng, mong muốn quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật múa võ của các Samurai truyền thống có lẽ sẽ không thể thực hiện. Bởi mới đây, Ban tổ chức sự kiện đã quyết định, Thế vận hội sẽ được tổ chức mà không có khán giả nước ngoài để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19.
Nhiều trang tin, hãng truyền hình lớn tại Nhật Bản đã đưa tin rộng rãi về kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vừa qua và kỳ vọng bộ máy mới sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm sâu sắc hơn quan hệ với Nhật Bản.
Hôm nay, Nhật Bản đã chính thức quyết định kéo dài thêm 2 năm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên trước khi kết thúc thời hạn vào ngày 13 tới.
Sau khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp, số ca nhiễm mới Covid-19 tại Nhật Bản đang có dấu hiệu tăng trở lại cùng với sự xuất hiện các ca nhiễm biến chủng mới. Tình hình dịch bệnh khiến Chính phủ nước này phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hạn chế lây nhiễm.
- Thưa quý vị! Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam gắn với chỉ dẫn địa lý (nhất là bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài) đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. - Vừa mới đây thôi, lần đầu tiên quả vải thiều Lục Ngạn (của tỉnh Bắc Giang) đã chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đây được coi là giấy thông hành có ý nghĩa quan trọng cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vào thị trường Nhật Bản- một trong những thị trường khó tính nhất hiện nay. Và sự kiện này cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác. “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài- khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Ngày 1/4, nước ta bắt đầu đảm trách chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4. Đây là lần thứ hai nước ta được giữ trọng trách này.- Lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ nông sản Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác.- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm sự việc bệnh nhân cầm đầu đường dây ma tuý trong bệnh viện tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, Hà Nội.- Thượng viện Nga thông qua dự luật cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử thêm 2 nhiệm kì nữa.- Nghi can trong vụ nổ súng tại trụ sở Cảnh sát quốc gia ở thủ đô Jakarta của Indonesia bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của tổ chức khủng bố IS.- Bài bình luận “Xây dựng pháp luật: Luôn rất cần sự liêm chính”.
12h46'' trưa nay (theo giờ Việt Nam) của đúng 10 năm trước, một trận động đất có độ lớn 9,0 – mạnh nhất trong lịch sử thế giới, gây ra sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến gần 20.000 người thiệt mạng và mất tích. Một thập kỷ đã trôi qua, từ những đống hoang tàn, đổ nát, nhiều nơi hứng chịu thảm họa kép tại quốc gia "mặt trời mọc" này vẫn đang hồi sinh mãnh liệt từng ngày, với niềm tin và hy vọng “không bao giờ tắt” của người dân nơi đây. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Ông Hưng, người làm dân vận khéo
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)