Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.- Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm nay trong thời điểm đặc biệt khi nhiều nơi vẫn phải dạy và học trực tuyến.- Tổng thống Joe Biden tạm thời chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống Kamala Haris trong thời gian ngắn để kiểm tra sức khỏe.- Áo – quốc gia Tây Âu đầu tiên tái áp đặt phong tỏa phòng Covid-19
Covid19 xuất hiện tới nay đã gần hai năm, gây ra nhiều biến cố - tác động mọi hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục, đào tạo - giáo dục nghề nghiệp. Với đặc thù 80% thực hành, 20% lý thuyết, ngành giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều thách thức, khi công tác giảng dạy trực tiếp ngưng trệ, thu nhập-đời sống của gần 84 nghìn nhà giáo bị ảnh hưởng. Ngọn lửa đam mê có thể tiếp diễn như thế nào và đâu là động lực cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hiện tại? Nhân kỷ niệm 39 năm, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ông Trần Minh Thịnh – Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Sáng 16/11, Sở Giáo dục – Đào tạo TP Cần Thơ tổ chức Lễ vinh danh danh hiệu nhà nước, Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 bằng hình thức trực tuyến. Hoạt động nhằm ôn lại truyền thống của ngành giáo dục, đồng thời tôn vinh, khen thưởng những người Thầy đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Trong khuôn khổ các sự kiện lớn hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), sáng 14/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2021.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.- Gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Các nhà giáo đang thực hiện sứ mệnh rất vẻ vang và đáng tự hào.- Giá vàng hôm nay chạm ngưỡng gần 61 triệu đồng một lượng, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trên thị trường quốc tế khi chỉ số lạm phát tính theo năm ở Mỹ lên 6,2% cao nhất trong 30 năm qua.- Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris.- Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo nước này sẽ phải đối mặt với nhiều tuần khó khăn khi đợt dịch thứ tư đại dịch COVID-19 bùng phát vào mùa Đông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.- Mưa lớn từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa còn diễn biến phức tạp với lượng mưa lên đến 250 milimet.- Dư luận quốc tế đánh giá Hiệp ước khí hậu Glasgow vừa đạt được sau Hội nghị COP26 là một bước tiến quan trọng, song những cam kết trong đó là chưa đủ.- Tòa án Tối cao Ấn Độ đề nghị chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa thủ đô New Delhi trong hai ngày để bảo vệ người dân khỏi ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng.
Suốt 31 năm ròng kiên trì, bằng mọi cách, mọi phương pháp tìm kiếm khoa học, gia đình nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ, ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tìm được hài cốt liệt sĩ Nguyễn Đăng Khoa, người anh trai hy sinh tại chiến trường miền Nam. Thấu hiểu những mất mát đau thương do Chiến tranh để lại cho các gia đình có người thân hy sinh nên mỗi khi đến các nghĩa trang liệt sỹ ở mọi miền quê, ông kết hợp vừa tìm kiếm thu thập thông tin người anh trai vừa đi tìm mộ các anh hùng liệt sỹ khác đang bị thất lạc. Việc làm của ông khiến cho hàng triệu trái tim xúc động và ông được nhiều người gọi bằng cái tên thân thương “Người đưa đò thầm lặng”. Năm 2017, ông Nguyễn Sỹ Hồ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Kỷ lục “Người chụp ảnh bia mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất”. Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ ( 27/7/1947 - 27/7/2021), nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ chia sẻ về hành trình tìm kiếm hài cốt người anh trai và những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh về với quê hương, tổ tiên và dòng tộc:
Điểm thi và phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2021: Liệu có đánh giá đúng thực tế dạy và học?- Vị anh hùng mang đến cơ hội học tập cho trẻ em khu ổ chuột tại Philippine.- Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ “ Người đưa đò thầm lặng” tìm kiếm thông tin mộ Liệt sỹ.- Nghề muối Ba khía ở tỉnh Cà Mau.
- Nhà giáo cũng cần tuân thủ “luật nghề”.- Loài ong Colombia hạnh phúc khi được tận hưởng cuộc sống trong những khách sạn bằng tre tiện nghi sau mỗi ngày làm việc chăm chỉ.- Gặp gỡ những tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 của Việt Nam.- Sóc Trăng bảo tồn giá trị lịch sử của chùa Nam Tông Khmer.
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại hình ảnh một thầy giáo ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đánh mắng học sinh với những lời nói và hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức. Sự việc thêm một lần nữa làm nóng lên vấn đề bạo lực học đường nói chung và bạo lực của giáo viên đối với học sinh nói riêng. Xét về khía cạnh đạo đức, đa số các thầy cô giáo vẫn làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, nhưng cũng có nhiều thầy cô tự làm xấu đi hình ảnh của mình trong mắt học trò và xã hội. Thời gian qua, một số trường hợp, thầy cô giáo vi phạm đạo đức nhà giáo khiến dư luận xã hội, phụ huynh, học sinh băn khoăn là điều khó tránh khỏi. Dù làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp luôn được xem trọng. Đặc biệt là đối với những người đang công tác trong ngành giáo dục, ngoài chuyên môn cần nêu cao đạo đức nhà giáo, bởi mỗi giáo viên đều là những tấm gương để học trò noi theo. Hơn hết, nhà giáo cũng cần tuân thủ “luật nghề”. GS TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam bàn luận nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)