Không khí Trung thu bao giờ cũng vô cùng sôi động và gieo vào lòng trẻ thơ những âm thanh náo nức. Thế nhưng, giờ đây trong nhịp sống hiện đại, những giá trị truyền thống của Trung thu cũng dần dần mai một. Các địa điểm để trẻ em có thể đến và trải nghiệm các đồ chơi, trò chơi Trung thu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn rất ít các nghệ nhân còn tâm huyết với nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống, bởi khách hàng của họ ngày càng thưa vắng. Dù vậy, rất nhiều nghệ nhân vẫn đau đáu với việc giữ nghề để mang niềm vui đến cho trẻ thơ. Đó là tâm niệm của các nghệ nhân làm đồ chơi Trung thu truyền thống mà chúng tôi ghi lại được. Vượt qua nhiều khó khăn trong đời sống, họ vẫn lặng thầm giữ gìn và trao truyền các giá trị của đồ chơi, trò chơi dân gian cho thế hệ trẻ ngày hôm nay.
- Công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia đối với bánh trung thu - liệu có kiểm soát được tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm?- Trung thu thời 4.0 và ý nghĩa đoàn viên với giới trẻ ngày nay.- Gặp gỡ ông Phạm Văn Quang, Nghệ nhân hơn 40 năm giữ nghề làm khuôn bánh trung thu bằng gỗ ở phố cổ Hà Nội.- Những chuyến bay “không điểm đến", một trải nghiệm du lịch đặc biệt giữa thời đại dịch Covid-19.- Chàng trai khuyết tật ở Brazil và nỗ lực vươn lên vượt qua số phận.
Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Giản dị như chính cuộc sống, song tò he là sự tích tụ của trí tuệ dân gian, là món ăn tinh thần rất gần gũi của người dân Việt Nam. Với mong muốn gìn giữ một bộ môn nghệ thuật truyền thống, nghệ nhân Đặng Đình Hổ (năm nay 45 tuổi) ở thôn Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đã quyết tâm giữ nghề và gắn bó với nghề, đồng thời lan tỏa vẻ đẹp của nghệ thuật làm tò he đến với giới trẻ. Chuyện đêm hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng PV Mai Hồng gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Đặng Đình Hổ:
Những người sành uống trà, yêu thích nghệ thuật trà đạo chắc hẳn đều mơ ước có được những bộ ấm, chén tử sa. Ấm, chén tử sa không chỉ đẹp và sang trọng mà còn tăng thêm vị ngon khi thưởng thức trà. Hiện nay, để sở hữu một bộ ấm trà tử sa là điều không khó, dù giá thành khá cao. Và ở Việt Nam, Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, người làng gốm Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là người đã sáng tạo ra dòng gốm độc đáo này.
Ngay sau khi nước nhà giành độc lập, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải "xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức". Quốc hội Việt Nam ra đời là sự ghi nhận công lao của toàn dân dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng cộng sản và nhiều lực lượng yêu nước khác. Vì thế mang đậm tính chất nhân dân. Suốt 75 năm qua, Quốc hội luôn đồng hành cùng Nhân dân trong từng bước trên con đường đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. Giá trị cốt lõi để dân tin, dân yêu, dân theo những quyết sách quan trọng là cơ quan đại diện cho dân, hoạt động vì nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, lắng nghe, thấu hiểu cuộc sống của dân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đó là những giá trị vững bền mà những nhiệm kỳ Quốc hội sau này giữ gìn, phát huy.
- Kỳ thị, bới móc đời tư người mắc COVID-19: Hành vi đáng lên án!”- Taxco: Thành phố chế tác bạc nổi tiếng của Mexico.- Nghệ nhân kimono Nhật Bản đã chuyển mình như thế nào thời COVID-19 để bảo tồn ngành nghề truyền thống.- Người thợ Campuchia biến sắt vụn trở thành tác phẩm nghệ thuật.- Chát với người nổi tiếng: Âm nhạc chung tay phòng chống COVID-19
Phỗng đất là một món đồ chơi thô mộc, nhưng mang nặng hồn cốt văn hoá dân gian Việt Nam.Thông qua trò chơi dân gian này, ông cha xưa gửi gắm những lời hay ý đẹp, tư tưởng và giá trị văn hóa truyền thông lâu đời, để dạy dỗ, nhắc nhở con cháu về lối sống, đạo làm người. Ngày nay, khi các trò chơi hiện đại chiếm ưu thế, nghề làm phỗng đất truyền thống cũng có xu hướng mai một dần, số người biết, duy trì nghề làm phỗng đất càng hiếm. Không đành lòng nhìn tinh hoa truyền thống biến mất, nghệ nhân Phùng Đình Giáp dành cả cuộc đời giữ lửa nghề nghiệp ông cha. Nghệ nhân Phùng Đình Giáp chia sẻ về giá trị trò chơi dân gian này và tâm huyết muốn lưu giữ một nghề truyền thống – nghề nặn phỗng đất.
- Nhu cầu về nhân lực qua đào tạo ngành công nghệ ô tô.- Nghệ nhân Nguyễn Phương Hùng với những đam mê, tâm huyết dành cho nghề rèn truyền thống.
Anh Đỗ Việt Dũng là nghệ nhân làm đàn thuộc thế hệ thứ tư trong một gia đình làm đàn ở Hà Nội. Gia đình anh đã bắt đầu làm guitar từ những năm 1930. Trước khi quyết định nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình, anh Đỗ Việt Dũng đã là cử nhân Luật, đã đi làm tại một công ty máy tính, và đang chuẩn bị hoàn thành khóa học thạc sỹ Luật. Bằng sự cố gắng bền bỉ và đam mê với nghề, giờ đây, những cây đàn ghi ta do anh Đỗ Việt Dũng làm ra rất được bạn bè trong nước và quốc tế ưa chuộng, giá bán tới hàng nghìn đô la Mỹ. Phóng viên Phương Chi trao đổi với nghệ nhân Đỗ Việt Dũng để cùng tìm hiểu làm thế nào để một cây ghi ta truyền thống có thể mang lại những âm thanh đẹp cho cuộc sống:
- Hiệp định EVFTA: Đổi mới cách tiếp cận, tận dụng các cơ hội mà các FTA thế hệ mới mang lại.- Nghệ nhân Đỗ Việt Dũng và tâm huyết đem lại âm thanh thực cho cuộc sống.- Châu Âu mở cửa du lịch trở lại.- Câu chuyện nhân văn về hỗ trợ những bữa ăn miễn phí, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lớn tuổi dễ bị tổn thương trong đại dịch Covid - 19 ở Indonesia.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)