Trong những ngày này, khá đông công nhân lao động, người làm nghề tự do tại vùng dịch COVID-19 khu vực phía Nam di chuyển về quê ở các tỉnh, như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế… bằng phương tiện xe máy. Trong suốt hành trình về quê tránh dịch, người dân phải đi qua nhiều tỉnh, với quãng đường dài khiến ai cũng căng thẳng, mệt mỏi. Đồng cảm trước vất vả của người dân, chính quyền, ngành chức năng cũng như nhiều tổ chức, cá nhân các tỉnh khu vực Tây Nguyên nơi người dân đi qua đã có sự sẻ chia, giúp đỡ để đường về của những lao động khó khăn được thuận lợi và an toàn hơn.
Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao động trên cả nước. Hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ việc tạm thời. Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các cấp công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định việc làm.
Suốt 31 năm ròng kiên trì, bằng mọi cách, mọi phương pháp tìm kiếm khoa học, gia đình nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ, ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tìm được hài cốt liệt sĩ Nguyễn Đăng Khoa, người anh trai hy sinh tại chiến trường miền Nam. Thấu hiểu những mất mát đau thương do Chiến tranh để lại cho các gia đình có người thân hy sinh nên mỗi khi đến các nghĩa trang liệt sỹ ở mọi miền quê, ông kết hợp vừa tìm kiếm thu thập thông tin người anh trai vừa đi tìm mộ các anh hùng liệt sỹ khác đang bị thất lạc. Việc làm của ông khiến cho hàng triệu trái tim xúc động và ông được nhiều người gọi bằng cái tên thân thương “Người đưa đò thầm lặng”. Năm 2017, ông Nguyễn Sỹ Hồ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Kỷ lục “Người chụp ảnh bia mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất”. Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ ( 27/7/1947 - 27/7/2021), nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ chia sẻ về hành trình tìm kiếm hài cốt người anh trai và những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh về với quê hương, tổ tiên và dòng tộc:
Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách đã được triển khai. Mới đây nhất ngày 24/07, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Chính sách với người có công không ngừng được hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện cho các thương binh, gia đình liệt sĩ được hưởng những chính sách ưu đãi, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương, tiếp tục phấn đấu, vượt khó có những đóng góp nhất định cho xã hội.
Mặc dù diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhưng tỉnh Quảng Nam vẫn dành nguồn kinh phí, chủ động thăm hỏi, tặng quà hơn 100 ngàn người có công với Cách mạng nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947- 27/72021). Cùng với chính quyền địa phương, đoàn thanh niên ở địa phương này cũng có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, tổ chức thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ…
Tiếp nhận gói hỗ trợ, liệu có đúng người, đúng đối tượng, tháo gỡ được những khó khăn cho người lao động tự do?- Người khiếm thị TPHCM mong chờ sự hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn trong dịch bệnh.- Mô hình bãi tắm an toàn đã được triển khai tại Bắc Cạn nhằm trang bị cho các em nhỏ kỹ năng phòng chống đuối nước trong mùa hè.
Với số ca mắc mới vượt ngưỡng 100 nghìn ca, riêng TP.HCM là địa phương có số ca mắc lên tới 60 nghìn ca, để giảm áp lực cho thành phố, đảm bảo an toàn cho người dân, nhiều địa phương mới đây đã tổ chức đón công dân và có kết hoạch đón người dân trở về từ vùng dịch. Song với đà lây lan rất mạnh của biến chủng Delta tại các vùng dịch, công tác tổ chức đón công dân ở điểm đi và đến cần có sự kiểm soát ra sao để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng? Trong giai đoạn nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các địa phương cần có kế hoạch ra sao để đảm bảo đón được công dân trở về an toàn? BTV Đài TNVN trao đổi cùng TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về nội dung này.
Công tác tổ chức đón công dân từ vùng dịch cần được kiểm soát như thế nào để dịch bệnh không lây lan rộng hơn ra cộng đồng?- Đắc Lắc đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới.- Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.- Mô hình “shipper tình nguyện” hỗ trợ người dân trong khu vực bị phong tỏa ở Cần Thơ.- Những cam kết đối với khu vực Đông Nam Á trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.- Ấn Độ chưa hết lao đao vì Covid-19 lại phải đối mặt với dịch nấm đen nguy hiểm.
Chính quyền TPHCM yêu cầu sau 18h mỗi ngày, người dân không ra đường, tạm dừng các hoạt động đến 6h sáng hôm sau để phòng dịch lây lan. Yêu cầu được Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đưa ra tại Hội nghị Thành ủy thành phố mở rộng tối 25/7, trong bối cảnh TP HCM trải qua 17 ngày giãn cách cách xã hội theo Chỉ thị 16 và ghi nhận hơn 58.000 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư.
Các tỉnh trong khu vực BĐSCL hiện đang khẩn trương lập danh sách, rà soát nhóm đối tượng lao động tự do để hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện những người bán vé số lẻ bắt đầu nhận được khoản hỗ trợ này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)