Tại phiên họp thường kỳ tháng 9 với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội mới đây, Chính phủ đã ban ban hành Nghị quyết số 127, trong đó có nội dung đáng chú ý là tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn ngay từ tháng 10 này. Sau gần nửa năm học trực tuyến với không ít câu hỏi về chất lượng giảng dạy và học tập, việc đi học trực tiếp đang được rất nhiều phụ huynh và học sinh mong chờ. Vậy ngành Giáo dục có kế hoạch như thế nào để việc mở cửa trường học trở lại phù hợp với điều kiện dịch bệnh rất khác nhau của các địa phương?
Ngày mai, hơn nửa triệu thí sinh của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bước vào đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – kỳ thi quan trọng nhất của mỗi học sinh sau 12 năm đèn sách. Đây là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt cũng là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trải qua năm học 2020-2021 rất đặc biệt, khi cả 2 học kỳ đều có thời gian phải nghỉ học để phòng dịch, các thí sinh bước vào kỳ thi với hai nỗi lo: lo thi sao tốt và lo đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố. Những ngày qua, công tác chuẩn bị đã được ngành giáo dục khẩn trương triển khai tại tất cả các điểm thi trong cả nước, đặc biệt là ở các “điểm nóng” dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Yên, Bình Dương hay Đồng Tháp, Bạc Liêu… Tất cả để sẵn sàng cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc và an toàn.
Những cây cầu "An lạc" nơi vùng xa, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, giúp người dân bớt nỗi lo qua sông khi khi mưa lũ về Ngành giáo dục đang nỗ lực hết sức để đảm bảo cho một kỳ thi nghiêm túc và an toàn
Số học sinh giỏi cấp thành phố của TPHCM năm học 2020-2021 là hơn 6.000 em, tăng hơn 2.000 em so với năm ngoái. Nhiều tỉnh thành khác cũng có số lượng học sinh giỏi tăng trong điều kiện việc dạy và học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này lẽ ra là tin rất vui, phản ánh sự tăng trưởng của chất lượng giáo dục. Nhưng khi số lượng học sinh giỏi trong các cuộc thi tăng “đột biến” đã khiến nhiều người băn khoăn, liên tưởng đến “bệnh” thành tích trong giáo dục. Đằng sau kết quả học tập “đẹp như mơ”, đằng sau thành tích lung linh đó là gì? Điểm 10 nhiều vô kể, học sinh chúng ta giỏi cả như vậy, liệu có khiến một lứa học trò ảo tưởng về năng lực của mình? Các trường đại học tăng tỉ lệ xét tuyển bằng học bạ có phải là nguyên nhân dẫn đến những cuốn “học bạ đẹp” để tăng cơ hội trúng tuyển?. Đây là những câu hỏi lớn cần được mổ sẻ, để điểm số phải thực chất với trình độ của học sinh.
Dạy học trực tuyến đang là chủ đề chính được đề cập. Theo khung kế hoạch năm học 2021-2022, lẽ ra học sinh đang học những tuần tiếp theo của học kỳ II, nhưn ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh thành phải tạm dừng cho học sinh đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không ngừng việc học”; đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi. Qua quá trình triển khai, việc học online còn gặp những khó khăn gì? Ngành giáo dục đã có những kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19? Kế hoạch học kỳ II sẽ được điều chỉnh như thế nào để vừa đảm bảo tiến độ năm học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên? Giải đáp những băn khoăn này, trong "Câu chuyện thời sự" hôm nay, chúng tôi mời đến phòng phát thanh trực tiếp ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.
- Những diễn biến mới nhất về đại dịch Covid-19.- Chính sách “Nước Mỹ trở lại” sẽ khôi phục vị thế của Mỹ?- Ngành giáo dục sẽ có những kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19?- Liên Hợp Quốc cảnh báo ba cuộc khủng hoảng môi trường đang đe dọa con người.- Bắc Cạn chi trả phụ cấp phòng dịch.
Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu trong dịch bệnh đã mở ra những góc nhìn mới về giáo dục - đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh và biến chuyển của xã hội. Năm 2020 là một năm rất đặc biệt với ngành giáo dục và đào tạo khi phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn: khi năm đầu tien thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trong điều kiện dịch bệnh, bão chồng bão, lũ trồng lũ... đặc biệt, đại dịch COVID-19 gây khó khăn và thiệt hại đến mọi phương diện của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thế nhưng, những đại dịch cũng là một cơ hội để đổi mới ngành trong tình hình mới. Nhìn lại năm 2020 ngành giáo dục đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2015-2020 cũng như năm bản lề để tiếp tục bước vào chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sắp tới. Chương trình Đối thoại với chủ đề “Ngành giáo dục và đào tạo một năm nhìn lại: Đổi mới và thích ứng” với hai vị khách mời: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – PGS TS Hoàng Minh Sơn và TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này.
Đây là một câu chuyện buồn của ngành giáo dục xảy ra vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tại một ngôi trường phổ thông nơi ông Tư từng làm giáo viên đã có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Vì muốn giữ chân đứng lớp cho em vợ là thầy Phách mà ông Ba - hiệu trưởng nhà trường đã cho ông Tư từ vị trí giáo viên lâu năm trước chiến tranh xuống làm người đánh trống và gác cổng sau khi ông từ chiến trường về. Vì tình thương yêu học trò muốn gắn bó với ngôi trường nhiều kỷ niệm mà ông Tư đành đồng ý. Nhưng rồi mọi chuyện đã không còn theo sự sắp đặt của họ khi cô út, học trò cũ của ông Tư nay là trưởng Phòng giáo dục của Quận về thăm trường. kỊịch bản của tác giả Xuân Cung, các nghệ sĩ diễn viên kịch Nhà hát kịch Việt Nam trình diễn.
Lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2020 của ngành giáo dục đã diễn ra sáng ngày 27/6 , tại TPHCM. Tin của phóng viên Xuân Ngà, cơ quan thường trú tại TPHCM.
- Ngành giáo dục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép trong bối cảnh sống chung với trạng thái bình thường mới.- Chính phủ Anh khuyến khích người dân đi xe đạp và chạy bộ trong bối cảnh nước này cân nhắc dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa song vẫn duy trì giãn cách xã hội.- Cho vay trực tuyến trá hình - Thủ đoạn từ các app tín dụng đen.- Người dân phớt lờ Nghị định 100, lực lượng chức năng sẽ phải làm gì để siết chặt?- Cần lan tỏa những tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)