Nhắc tới nông nghiệp thông minh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới tỉnh Lâm Đồng. Nơi mà trong những nhà kính hiện đại, toàn bộ quá trình tưới nước, bón phân, chăm sóc cho cây trồng được tự động hóa. Người nông dân có thể nhàn nhã ngồi ở nhà, hay đi café, rồi công tác, du lịch xa nhà, chỉ cần có kết nối internet với wifi, 3G, 4G… chủ trang trại vẫn có thể điều khiển, thực hiện các thao tác kỹ thuật trồng trọt này qua điện thoại thông minh. Trong khi nông nghiệp công nghệ cao mới được biết đến rộng rãi hơn 5 năm nay, nếu như chúng tôi “bật mí” là động lực cho nông nghiệp 4.0 ở Lâm Đồng đã có từ gần 20 năm trước, quý vị và các bạn sẽ có cảm nghĩ ra sao? Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay sẽ chia sẻ câu chuyện, một chân dung cho “sức bật thần kỳ” về nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương ở vùng Nam Tây Nguyên này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
- Doanh nghiệp nông nghiệp cần tồn tại trước khi tính chuyện phục hồi - Giá thịt lợn có thể tăng trong những ngày tới - Vai trò của người đứng đầu Hợp tác xã Nông nghiệp -Thúc đẩy sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn Châu Phi - Tìm hiểu biển đảo Việt Nam: Doanh nghiệp hải sản chung tay chống khai thác IUU. - Phỏng vấn: Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) về triển khai công tác truy xuất nguồn gốc hải sản, tạo đà thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Sau hơn một năm chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nhóm doanh nghiệp nhỏ, vừa và các mô hình kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn tại các tỉnh, thành phía Nam đang rất khó khăn. Cảnh hàng hóa bán đổ bán tháo để “cầm hơi”, thua lỗ, thiếu vốn khiến các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản không còn dám mạnh dạn tái đầu tư. Mọi năm, đây là thời điểm vàng để đẩy mạnh sản xuất, cung ứng hàng hóa cho dịp cao điểm Tết. Còn năm nay, doanh nghiệp đang lo tồn tại rồi mới tính đến chuyện phục hồi, đẩy mạnh.
- Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13. - Bình Định lập bản đồ, chủ động ứng phó sạt lở đất mùa mưa lũ. - Nâng cao chất lượng con giống góp phần phòng chống bệnh cúm gia cầm. - Khuyến nông đồng hành cùng nông dân: + Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay, cấy máy cho canh tác lúa. +Phỏng vấn ông nguyễn anh tuấn, công ty cổ phần công nghệ cao Hải Phòng về kỹ thuật gieo mạ khay.
- Khẩn trương xây dựng kịch bản ứng phó với thiên tai kép - Nông nghiệp quyết “gặt” đủ 44 tỷ USD xuất khẩu năm 2021 - Đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học hạn chế dịch bệnh trên gia súc - “Dịch chồng dịch”, làm sao gỡ khó cho ngành chăn nuôi - Đầu tư cơ sở hạ tầng thủy sản bài bản để nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ
Khẳng định tại “Hội nghị toàn thể Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam” với chủ đề “Thu hút đầu tư đổi mới sáng tạo - Hướng tới một nền nông nghiệp Xanh” diễn ra chiều nay (8/10) tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: Ngành nông nghiệp xác định yêu cầu chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị Xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”.
- Khuyến nông đồng hành với nông dân: + Nông sản tăng giá, dịch bệnh được kiểm soát, nông dân Đà Lạt tích cực khôi phục sản xuất. +Hà Nội đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp + Phát triển giống rau mới của Hàn Quốc trong vụ Thu Đông - Luật thủy sản 2017 tác động tích cực đến hoạt động khai thác của ngư dân góp phần tháo gỡ thẻ vàng - Phỏng vấn Đại tá Nguyễn Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy Hải đoàn 128, Quân Cảng Sài gòn về tuyên truyền pháp luật biển để ngư dân vươn khơi an toàn. - Bảo vệ đàn gia cầm bằng giải pháp chăn nuôi liên kết
Dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng mọi mặt đời sống, sản xuất, dịch vụ của cả nước suốt nhiều tháng qua. Tuy nhiên, trong bức tranh ảm đạm đó đã xuất hiện những điểm sáng: xuất siêu đã quay trở lại trong tháng 9 với giá trị 500 triệu đô la Mỹ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp. Điều đáng nói là đóng góp vào thành tích này, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản có mức tăng trưởng ấn tượng với 2 con số là 10,8%.
Đại dịch covid19 đã và đang gây nhiều tác động lớn tới mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, mặc dù được xem là bệ đỡ kinh tế, tuy nhiên, lại là ngành dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là những khu vực, vùng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xác định 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Đặc biệt, đối với nông nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng và giá trị gia tăng đột biến hơn so với giá trị gia tăng từ tăng cao sản lượng. Đặc biệt, đưa ứng dụng công nghiệp cao, chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử cho lĩnh vực nông sản, từ đó tạo ra cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Để chuyển đổi nền nông nghiệp từ sản lượng sang chất lượng, có tư duy mạnh lạc, mang tầm rộng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài... đáp ứng những hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại quốc tế thì cần phải thay đổi rất nhiều. Vậy “Để Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững” chúng ta cần phải làm gì? Đâu là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa vấn đề? Khách mời chương trình: 1. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ông: Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia Nông nghiệp.
- Bắc Ninh: Điểm mặt 97 cơ sở giấy xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở "làng giấy Phong Khê" - Tăng chế tài xử phạt đối với các vi phạm trên đất nông nghiệp - Thiết kế sáng tạo trong lĩnh vực làm sạch đại dương
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)