Mu, biến thể mới của Covid-19 đã được xác nhận ở khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng chưa phải mối đe dọa tức thì đối với Mỹ.
Lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh của nhóm "Bộ tứ kim cương" gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia được tổ chức kể từ thành lập năm 2007, đánh dấu khuôn khổ hợp tác Bộ Tứ được nâng lên cấp người đứng đầu chính phủ. Hội nghị thượng đỉnh lần này đã có nhiều cam kết chính trị quan trọng, được xem là cơ hội để Bộ tứ hoàn thiện thể chế hợp tác về nhiều mặt. Liệu sau Hội nghị được xem là lịch sử này, định dạng hợp tác Bộ tứ có thay đổi về chất, những cam kết chính trị có biến thành hành động thực tế?
Trong tuần, hai hội nghị quan trọng của thế giới đã diễn ra. Đó là Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) và Hôi nghị An ninh Munich. Đây đều là những diễn đàn quan trọng có sự tham gia của các cường quốc phương Tây, bàn về những chính sách an ninh và quốc phòng cũng như nhiều vấn đề cấp bách của thế giới. Những hội nghị này cũng đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, mang đến cho nhóm đồng minh G7 và các nhà lãnh đạo nước ngoài cái nhìn sơ lược về kế hoạch của ông nhằm định hình chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ mới. Chính vì thế đây cũng được xem là cơ hội để Mỹ và các đồng minh khởi đầu việc khôi phục lòng tin sau 4 năm nhiều biến động và sóng gió dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Nhìn lại các Hội nghị quan trọng này với các điểm nhấn đáng chú ý cũng là nội dung của Câu chuyện quốc tế hôm nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live