Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng chuẩn bị được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong tháng 10 tới, sau khi đã lấy ý kiến tại Đại hội đảng các cấp. Một trong những điểm mới của văn kiện lần này là đặt mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và 2030, tầm nhìn đến năm 2045, vạch ra một cột mốc quan trọng, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội là kết tinh trí tuệ và khát vọng của toàn dân tộc, nhưng, vẫn có những tiếng nói lạc điệu cho rằng: văn kiện đại hội Đảng qua các kỳ Đại hội nói đi nói lại những vấn đề cũ, còn mang tính giáo điều và không thực tiễn. Nhìn vào quá trình phát triển đất nước, rõ ràng, đó là quan điểm quy chụp, phiến diện và không thể chấp nhận. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chuyên mục “Nhìn thẳng nói đúng” hôm nay với sự tham gia của GS-TS Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 QH khóa 13 và Nghị quyết số 51 QH khóa 14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là một trong những nội dung làm việc quan trọng của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thời gian qua. Đặc biệt, đúng vào thời điểm các trường Tiểu học trên cả nước đang giảng dạy sách giáo khoa lớp 1 mới. Vậy các trường triển khai như thế nào? Hiệu quả sách giáo khoa lớp 1 bước đầu ra sao? Thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục, cần chú ý những vấn đề nào khi giảng dạy sách giáo khoa mới?
Năm học mới đã bắt đầu gần 2 tuần. Đối với giáo dục tiểu học, đây là năm học đặc biệt – năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới- một dấu mốc cho tiến trình cải cách, đổi mới của ngành giáo dục nước ta. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn không ít địa phương đang gặp khó khi triển khai chương trình này. Vì sao một chương trình có nhiều điểm mới mang tính đột phá nhưng nhiều địa phương lại gặp khó khi triển khai và giải pháp nào để gỡ khó? Đây là chủ đề của chương trình “10 phút sự kiện - luận bàn” hôm nay.
Dù phải đội mưa, soi đèn pin lội qua suối nhưng các thầy cô giáo chưa bao giờ bỏ cuộc. Những câu chuyện trèo đèo, lội suối để vận động học sinh đến lớp; công tác chuẩn bị khai giảng của các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa sẽ được ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Ban, Nậm Nhùn, Lai Châu và Thanh Thuỷ, phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực Tây Bắc kể trong Dòng chảy sự kiện với chủ đề: Gian lao con chữ đến trường với phần thực hiện của BTV Lê Tuyết.
- Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đối thoại trực tuyến với các đối tác ngoại khối, bao gồm Hoa Kỳ tái khẳng định tầm quan trọng của việc mở cửa thị trường cho thương mại và đầu tư.- Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo giáo hội địa phương nên tổ chức lễ Vu lan theo hình thức trực tuyến để chống dịch Covid-19.- Bộ Giáo dục và Đào tạo lần đầu công bố kết quả đối sánh điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ của thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020.- Mặt trận Cách mạng và chính phủ Sudan sẽ ký thỏa thuận hòa bình vào hôm nay sau các cuộc đàm phán kéo dài khoảng 10 tiếng ở Giu-ba.
- Điểm trúng tuyển lớp 10 “chạm đáy”: Băn khoăn chất lượng ảo.- Cần Thơ: “Vượt khó” triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, năm học mới sắp bắt đầu trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, vậy làm thế nào để đi học một cách an toàn thời đại dịch? Ngoài giải pháp học trực tuyến, Mỹ - quốc gia có số ca mắc nhiễm Covid-19 cao nhất trên thế giới đang tính tới việc triển khai một mô hình lớp học ngoài trời dành cho học sinh.
Mấy ngày nay, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa trở thành tâm điểm của các thông tin giáo dục, bởi điểm trúng tuyển lớp 10 thấp đến mức khó tin. Chỉ cần 2,9 điểm cho 3 môn thi đã có thể đỗ lớp 10 công lập, trong đó điểm Toán và Văn nhân hệ số 2. Như vậy là thí sinh chỉ cần đạt trung bình 0,58 điểm/môn đã trúng tuyển. Không chỉ riêng Thanh Hóa mới có trường lấy điểm chuẩn thấp như vậy. Theo công bố điểm chuẩn của nhiều địa phương, số trường lấy điểm chuẩn dưới 10 điểm cũng không phải là ít. Nhiều trường ở các tỉnh đưa ra mức chuẩn tuyển sinh lớp 10 quá thấp, có trường khoảng 1 điểm cho 1 môn thi vẫn đỗ vào Trung học phổ thông công lập. Điểm thi vào lớp 10 trường công lập năm nay thấp như vậy khiến dư luận xã hội không khỏi băn khoăn về chất lượng giáo dục, liệu rồi tiếp theo không khéo các em này cũng sẽ đỗ đại học. Nếu chỉ 0,58 điểm/môn đã đỗ vào lớp 10 thì có nên thi nữa không? Từ đây cũng đặt ra câu chuyện về cách tổ chức và phân luồng học sinh giữ 2 cấp học hiện nay. Bàn về câu chuyện này, khách mời là nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.
- Đánh giá cán bộ công chức sao cho thực chất.- Những kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng.- Hơn 2 điểm/môn đã đỗ lớp 10: Băn khoăn chất lượng ảo.- Những chiếc áo dài ngũ thân trong Hành trình xây dựng thương hiệu Huế.
Kết thúc đợt tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập năm học 2020-2021, theo công bố điểm chuẩn của các tỉnh thành trong cả nước, điểm trúng tuyển ở nhiều trường thấp "tới đáy" khi chỉ lấy 2,9 điểm cho 3 môn thi. Trong khi đó, điểm chuẩn có trường cao “chót vót” trên 40 điểm. Việc các trường có điểm trúng tuyển thấp đã bộc lộ nhiều bất cập trong đào tạo bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông ở các địa phương.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)