Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh sau khi học xong Trung học học cơ sở có thể chọn nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội học liên thông lên trình độ Cao đẳng. Khách mời là ông Phạm Văn Chánh - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Đường sắt.
Khảo sát nhân lực giai đoạn 2020 - 2025 của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhóm ngành kỹ thuật cần đến 35% nhu cầu nhân lực xã hội. Tuy nhiên, sinh viên theo học các ngành này kể cả bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, đều thấp so với nhóm ngành kinh tế. Nguyên nhân có ít người lựa chọn học ngành này, bởi các ngành kỹ thuật được xem là học khó hơn, phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc... Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp ứng dụng máy móc hiện đại, dù được trả lương cao nhưng rất khó tuyển dụng nhân sự. Những năm gần đây, một số trường đào tạo ngành kỹ thuật cũng đã đổi mới về phương pháp đào tạo như áp dụng mô hình đào tạo quốc tế, hướng đến đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhiều môn học về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kinh doanh, quản lý chu trình sản xuất sản phẩm... nhằm trang bị kỹ năng cần thiết nhất cho nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng làm việc hiệu quả nhất cũng được phát triển. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành kỹ thuật điện đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội:
Xu hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại nên ngành Kỹ thuật Điện không thể thiếu trong mọi quy mô, lĩnh vực hoạt động, sản xuất của các nước trên thế giới. Nhu cầu sử dụng nhân lực ngành kỹ thuật điện đào tạo chất lượng cao vì thế cũng không ngừng tăng lên hàng năm. Đáp ứng nhu cầu của xã hội, các cơ sở đào tạo nghề Kỹ thuật Điện ở trong nước đang đào tạo như thế nào? Người học nhận được giá trị gì từ mô hình đào tạo chất lượng cao? Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đức Hồng - Phó Hiệu Trưởng - Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội và Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến - Chủ nhiệm Khoa Điện và Bảo dưỡng Công nghiệp.
Điều dưỡng là một nghề trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, tỷ lệ người già cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày càng lớn tại nhiều quốc gia đã và đang phát triển. Số lượng y tá và điều dưỡng tại các quốc gia đang rơi vào tình trạng đang quá tải, do vậy nhu cầu tuyển điều dưỡng là rất cao. Theo thống kê một số nước trên thế giới như Nhật Bản sẽ thiếu trầm trọng điều dưỡng viên trong 10 năm tới. Còn tại Đức, dự tính tới năm 2025 nước Đức cần 150.000 điều dưỡng viên và có thể tăng lên 350.000 điều dưỡng tới năm 2030 do sự già hóa dân số. Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Vấn đề thiếu nhân lực ngành Điều dưỡng có xảy ra không? Cử nhân Điều dưỡng ra trường có cơ việc làm như thế nào? Khách mời: - Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu trưởng - Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. - Thạc sĩ Khúc Thị Hồng Anh: Trưởng Khoa Điều dưỡng.
Dược là ngành khoa học có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, Dược học từ lâu đã được tôn vinh là một trong những ngành học cao quý. Khi nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc bổ... của con người ngày càng tăng lên thì ngành Dược càng có nhiều cơ hội khẳng định tầm quan trọng của mình hơn nữa. Tại các trường Cao đẳng đang đào tạo nhân lực dược như thế nào? Học ngành dược ra trường có khó tìm việc không? Khách mời: Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu trưởng - Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và Thạc sĩ Ma Thị Hồng Nga - Trưởng khoa Dược.
Sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, ứng dụng gọi xe Grab, Bee hay chiếc điện thoại thông minh các bạn đang cầm trên tay đều là sản phẩm của Công nghệ thông tin. Sức ảnh hưởng của Công nghệ thông tin đến cuộc sống của chúng ta là vô cùng mạnh mẽ. Sự gia tăng đột biến các doanh nghiệp Công nghệ thông tin ở Việt Nam và Quốc tế hiện nay đã khẳng định nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành này là rất lớn. Điều này khiến cho ngành Công nghệ thông tin liên tục được mở ra tại các trường cao đẳng, đại học và cả trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, đào tạo một cách ồ ạt mà không đảm bảo về chất lượng có thể gây ra những phản ứng ngược: Lao động Công nghệ thông tin dư thừa nhưng Doanh nghiệp công nghệ thì vẫn luôn “khát” người làm. Vậy làm thế nào để cải thiện được tình trạng này? Các bạn học sinh lớp 12 và các bậc phụ huynh có đang hiểu đúng về ngành Công nghệ thông tin? Khách mời là anh Bùi Duy Linh - Trưởng ban đào tạo - Trường cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT và chị Nguyễn Thị Thùy Vân - Ban tuyển sinh BTEC FPT Hà Nội.
Người học nghề cần nhiều thời gian thực hành trên máy móc không chỉ ở trong nhà trường mà cả thực tế tại các nhà máy, doanh nghiệp. Để tạo môi trường học tập gần nhất với mô hình tại doanh nghiệp, một số trường đào tạo nghề đã xây dựng mô hình đào tạo tích hợp học lý thuyết gắn với thực hành tương tự như một mô hình tại doanh nghiệp. Điều này giúp người học nhanh chóng có thể tiếp cận được công việc của doanh nghiệp trong quá trình thực tập và có cơ hội có việc làm ngay sau khi ra trường. Khách mời là ông Nguyễn Đức Sinh- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên.
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền- Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm, phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
So với trước đây thì hiện nay người học có nhiều lựa chọn nơi đào tạo để học nghề theo mô hình đào tạo chuyển giao của nước ngoài. Sau khi học xong người học có cơ hội làm việc ngay tại Việt Nam hoặc học tập và làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt đào tạo nghề theo mô hình của Hàn Quốc được triển khai ngay tại Việt Nam được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu theo học. Khách mời là ông Bùi Kim Dương - Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)