- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa nước ta và Liên minh châu Âu.- Sáng nay, nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID 19, song đã có bệnh nhân thứ 15 tử vong.- Từ 0 giờ hôm nay, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng và 3.000 nhân khẩu quanh khu vực được dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng đang tính phương án mỗi hộ dân đi chợ 10 lần trong một tháng để hạn chế người ra đường trong dịch COVID-19.- Hôm nay, gần 200 thí sinh ở Điện Biên, Bắc Ninh và Bình Phước phải làm lại bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay bằng đề dự phòng do lỗi của các cán bộ coi thi.- Công an Hải Dương triệt phá đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá quy mô 1 nghìn tỉ đồng.- Các bộ trưởng trong chính quyền Thủ tướng Libăng đồng loạt từ chức trước sức ép liên quan đến vụ nổ khiến ít nhất 163 người chết ở cảng Beirut cách đây 1 tuần.- Tổ chức y tế Thế giới khẳng định, vẫn còn hy vọng đẩy lùi đại dịch COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đã lây lan ra 240 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 20 triệu người mắc.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU).- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Bộ Công an.- Việt Nam phản đối các hoạt động trái phép gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.- Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong khoảng 1 tuần tới có thể ghi nhận thêm hàng chục ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày.- Mưa lũ khiến 2 người chết tại tỉnh Lào Cai và gây ngập lụt tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc.- Chính phủ Libăng yêu cầu trong vòng 4 ngày phải xác định được đối tượng chịu trách nhiệm trong vụ nổ kho hóa chất sáng qua (theo giờ Việt Nam) tại cảng Beirut, khiến 137 người chết và trên 5 nghìn người bị thương.- Chính quyền Mỹ tăng cường các nỗ lực, nhằm xóa các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc ra khỏi kho ứng dụng của nước này.
Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu -Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mở ra cơ hội cho nhiều ngành kinh tế của nước ta thâm nhập thị trường đầy tiềm năng của Liên minh Châu Âu. Trong đó, nông sản, mặt hàng chủ lực và thế mạnh của đất nước sẽ có lợi hơn cả, khi được hưởng nhiều thuế suất ưu đãi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Thế nhưng, để tận dụng cơ hội vàng này, việc tổ chức sản xuất nông sản trong nước cũng cần có những thay đổi lớn, phải thực sự chất lượng, an toàn và chuyên nghiệp; nếu không, cánh cửa thị trường EU vẫn không thể mở. Về nội dung này, BTV Hương Lan có bài bình luận.
- Nước ta đã có bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên tử vong. Riêng trong ngày hôm nay 31/7 có thêm 82 ca mắc mới tại 6 tỉnh, thành phố đều có liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng.- Từ 0 giờ đêm nay 31/7, Hà Nội đóng cửa tất cả các quán bar, karaoke, trà đá vỉa hè để phòng chống dịch.- Ít giờ trước khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu có hiệu lực, Ủy ban châu Âu EC ra thông cáo khẳng định, đây là Hiệp định Thương mại toàn diện nhất mà EU đã ký kết với một nước đang phát triển.- Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão và gây mưa dông trên diện rộng tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong ngày mai. Các địa phương cần lên phương án đối phó với mưa lũ.- Nhật Bản và Trung Quốc thống nhất về thời gian tiến hành đàm phán cấp chuyên viên về an ninh hàng hải.- Hong Kong hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp do đại dịch COVID-19.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày (1/8) tới đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Vùng ĐBSCL đang có lợi thế lớn khi những mặt hàng nông sản rộng cửa và đón ưu đãi về thuế khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này doanh nghiệp cần phải thay đổi sản xuất, chuẩn hóa chuỗi giá trị để đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà các nước Liên minh Châu Âu đặt ra. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải.
Việt Nam đang tranh thủ, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại thế hệ mới như thế nào để đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số? Và trong tương quan khu vực, Việt Nam nói riêng, các quốc gia thành viên nên chủ động phối - kết hợp ra sao nhằm thúc đẩy số hóa kinh tế nội khối nhanh hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như Việt Nam. Đây cũng là nội dung phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử trong ASEAN”
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy Ban thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên” do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp. Tin của phóng viên Phương Thoa.
- Chủ trì họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, đánh giá về công tác điều hành giá nửa đầu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ quyết tâm kiểm soát Chỉ số giá tiêu dùng không quá 4% như Nghị quyết Quốc hội giao.- Ủy ban châu Âu thông báo, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.- Từ 1/7, có thêm 6 dịch vụ công cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.- Cháy rừng ở huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản được kiểm soát. Ước tính gần 100 ha rừng, chủ yếu là rừng thông, rừng tràm bị thiệt hại trong vụ cháy này.- Khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong bối cảnh nhiều nước phương Tây quan ngại về Luật An ninh ở Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Trung Quốc.- Đức chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu. Với hàng loạt thách thức khối này đang phải đối mặt như đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế, Anh ra khỏi Liên minh châu, nhiệm vụ của nước chủ tịch không hề dễ dàng.
Ngày 8/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA – Hai văn kiện này được coi như tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa Liên minh châu Âu và Việt Nam, mở ra triển vọng thu hút đầu tư của cộng đồng kinh tế hàng đầu trên thế giới; kỳ vọng mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân hai bên. Tuy vậy, không có con đường nào chỉ “trải toàn hoa hồng”, EVFTA mang lại cơ hội lớn song thách thức cũng không nhỏ, nhất là trong bối cảnh khó khăn trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cần làm gì để vượt chướng ngại trên "đường cao tốc" EVFTA nối Việt Nam với Liên minh châu Âu là câu hỏi đang rất được quan tâm.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)