Bất chấp khó khăn đến từ đại dịch Covid-19, với sự nỗ lực của Chính phủ và bộ, ngành, doanh nghiệp, năm qua, hội nhập và thương mại Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Vị thế đạt được từ bước tiến trong năm 2020 cùng kết quả trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế nhiều năm qua sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp nước ta thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.
Ngược dòng lịch sử 75 năm về trước, khi nước Việt Nam DCCH non trẻ mới ra đời, Bộ trưởng Ngoại gaio đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay lập tức đã xây dựng các mối quan hệ ngoại giao với thế giới và thực hiện các cuộc đàm phán để nước Việt Nam DCCH chính thức được công nhận. Nhắc lại các sự kiện này để thấy rằng, cụm từ "đối ngoại" có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là lý do "đối ngoại" được đặc biệt coi trọng trong Văn kiện Đại hội Đảng làn thứ XII và Dự thảo Văn kiên Đại hội XIII. Tiếp tục loạt bài "Vì một Việt Nam hùng cường", Phóng viên Hồ Điệp có bài:" Đối ngoại Việt Nam: Bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy tầm nhìn mới trong hội nhập "
Sáng nay, 29/12, tại Hà nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội tổ chức Tọa đàm Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 với chủ đề “Thương hiệu Việt Nam - Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập”. PV Xuân Lan đưa tin:
Có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký gần 100 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã và đang cho thấy ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế và khu vực. Tinh thần “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” được nêu từ Đại hội Đảng lần thứ IX, trải qua các kỳ đại hội, ngày càng có sức lan tỏa, góp phần tạo nên một Việt Nam mạnh mẽ, tự cường không chỉ “dong thuyền ra biển lớn”, mà còn “giữ vững tay chèo vượt sóng dữ”, trở thành một thành viên tích cực, chủ động định hình cuộc chơi trên bản đồ kinh tế thương mại toàn cầu.
Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã và đang Hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do FTA thế hệ mới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã và đang Hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do FTA thế hệ mới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Nội dung chính:* Phòng vệ thương mại – “van an toàn” cho ngành sản xuất trong nước.* Kiến nghị giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay Ngân hàng thế giới.* Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng nhu yếu phẩm và đồ bảo hộ dùng trong hoạt động phòng chống thiên tai - mưa lũ.
Trong nền kinh tế thị trường, hình thành xây dựng mối liên kết bền chặt giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp là con đường tất yếu, vừa là giải pháp vừa là động lực để phát triển nông nghiệp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đứng trước những thách thức của nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng yêu cầu mối liên kết này phải được đẩy mạnh hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa, bền vững hơn nữa mới mang lại giá trị hàng hóa cao cho người nông dân, doanh nghiệp. Bàn về chủ đề “Đẩy mạnh liên kết sản xuất, phát triển HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập” chương trình Diễn đàn chủ nhật có sự tham gia của hai khách mời: GS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp định hướng, đồng bộ hành vi của tất cả các nhân viên hướng mọi thành viên tới mục tiêu chung của tổ chức nâng cao năng suất làm việc, gắn kết và tạo động lực cho nhân viên là nam châm thu hút nhân tài. Sau gần 3 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển thương hiệu góp phần đẩy lùi tiêu cực. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế trong mục.Cùng trao đổi với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội về nội dung này.
- Hiệp định EVFTA: Xuất khẩu nhiều nông sản sang thị trường EU - Hội phụ nữ Hà Nội góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)