Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 10/11 đã tổ chức thảo luận thường niên về Cảnh sát Liên hợp quốc, tập trung vào chủ đề “Đóng góp của lực lượng cảnh sát Liên hợp quốc đối với chương trình phụ nữ, hòa bình, an ninh”.
6 tháng đầu năm nay, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhiều điểm nóng xung đột kéo dài, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 bước sang năm thứ hai với mức độ còn nặng nề hơn nhiều so với năm ngoái. Trong nước, Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện “mục tiêu kép” mà chính phủ đề ra, đó là vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. - Bối cảnh trong nước và quốc tế đã đặt ra những thách thức cũng như những yêu cầu mới cho Việt Nam khi tiếp tục đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm thứ hai của nhiệm kỳ. Vượt qua những thách thức, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trên cương vị quan trọng này trong 6 tháng đầu năm 2021, khẳng định vai trò và năng lực của Việt Nam trong tổ chức đa phương quan trọng hàng đầu thế giới. Ông Đỗ Hồng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao bàn luận về vấn đề này.
Việt Nam vừa kết thúc Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với những sáng kiến, đề xuất được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định, trên cơ sở thành công của Tháng Chủ tịch HĐBA trong tháng Tư này, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang về kết quả Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam.
“Đoàn kết – Sáng tạo – Vượt khó – Phát triển”, chủ đề của tháng công nhân năm nay, trong đó đảm bảo quyền lợi và quan tâm, chăm lo đời sống công nhân lao động, được các cấp công đoàn triển khai, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.- Thế giới mất đi 255 triệu việc làm toàn thời gian trong năm qua, gần gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.- Nhiều tổ chức, cơ quan truyền thông quốc tế đánh giá cao các biện pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trong tháng 4 vừa qua, Việt Nam tăng 4 bậc so với tháng trước đó trong Bảng xếp hạng theo tháng của Bloomberg.- Các địa phương đẩy mạnh công tác truy vết, giám sát, phát hiện sớm người liên quan và người có triệu chứng Covid-19.- Ngày cuối cùng trong tháng Chủ tịch của Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp trực tuyến về tình hình tại Myanmar.- Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca dương tính với viruts Sar Covid-2 trong 1 ngày, trong khi vắc-xin đang thiếu hụt, khiến nước này không thể bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin quy mô lớn cho người trưởng thành từ 1/5.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an và là hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kể từ sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Ngày 1/4, lần thứ hai trở lại vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã tích lũy được kinh nghiệm sau 15 tháng làm việc tại Hội đồng Bảo an cộng với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của năm 2020. Dù vậy, những thách thức trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này của Việt Nam cũng không nhỏ bởi môi trường chính trị, an ninh thế giới và các khu vực đang diễn biến rất phức tạp. Vậy để đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4 này, Việt Nam đã có sự chuẩn bị như thế nào, và chúng ta đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể gì? Đây là những vấn đề được ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. phân tích:
- Ngày 1/4, nước ta bắt đầu đảm trách chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4. Đây là lần thứ hai nước ta được giữ trọng trách này.- Lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ nông sản Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác.- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm sự việc bệnh nhân cầm đầu đường dây ma tuý trong bệnh viện tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, Hà Nội.- Thượng viện Nga thông qua dự luật cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử thêm 2 nhiệm kì nữa.- Nghi can trong vụ nổ súng tại trụ sở Cảnh sát quốc gia ở thủ đô Jakarta của Indonesia bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của tổ chức khủng bố IS.- Bài bình luận “Xây dựng pháp luật: Luôn rất cần sự liêm chính”.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa phê chuẩn lệnh ngừng bắn do các bên tham chiến tại Libya đạt được cuối tuần qua, đồng thời kêu gọi các bên hãy thực thi cam kết này một cách trọn vẹn. Các thành viên Hội đồng bảo an hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn vừa được ký ở Giơ-ne-vơ dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và kêu gọi các bên hãy quyết tâm đạt được giải pháp chính trị cho Libya trong cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/11 tới tại Tuynidi. Trước đó, thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn cho Libya đạt được sau 5 ngày đàm phán với Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian. Thỏa thuận này là “bước ngoặt” quan trọng hướng tới hòa bình và ổn định đối với đất nước Bắc Phi vốn đã hứng chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh kéo dài. Để có thêm thông tin về thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn Libya, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại khu vực Trung Đông.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng trao thưởng 15 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2019.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.- Nước ta ghi nhận thêm 3 ca mới mắc Covid-19. Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.- Pháp ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất từ khi gỡ phong tỏa, khiến người dân lo ngại về làn sóng dịch thứ 2.- Nga thông báo giá xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 ít nhất là 10 đô la Mỹ cho 2 liều.- Bài bình luận: "Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt – càng gỡ càng rối”
Cùng với điểm nóng Mỹ-Trung và cuộc tổng tuyển cử tại Singapore, việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể gia hạn Nghị quyết nhân đạo xuyên biên giới Syria, cho dù nghị quyết đã chính thức hết hạn hôm 10/7. Đây là lần thứ hai trong tuần này, Hội đồng Bảo an không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Syria. Trong cuộc bỏ phiếu hôm 10/7, Nga và Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu kéo dài hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. Đáp lại, Mỹ, Anh, Pháp, Đức lại lên tiếng phản đối Nga và Trung Quốc. Vì sao Hội đồng Bảo an vẫn không thể thông qua một nghị quyết nhân đạo trong vấn đề Syria? Và tác động của nó tới tình hình khu vực ra sao? Trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)