Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra gay gắt và khốc liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng nông nghiệp và đời sống của người dân. Trước thực trạng này, các chuyên gia nông nghiệp cho biết, đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Trong chương trình chuyên gia của bạn hôm nay Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng- Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam cùng bàn về vấn đề này.
Trong thời gian qua, nhiều tuyến kênh mương tại tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời duy trì ở mức rất thấp; nhiều nơi đã khô cạn tới đáy. Với đặc trưng sản xuất nông nghiệp gắn với các kênh mương giao thông thủy, hạn kéo dài, mực nước thấp nghiêm trọng làm cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân vùng đất cuối cùng của đất nước thêm phần khốn đốn. Phóng sự đề cập của Thanh Tùng, PV Đài TNVN khu vực ĐBSCL:
- Thư của Thủ tướng gửi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.- Người dân Việt Nam cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội, không chủ quan trong cuộc chiến chống Covid-19. - Hạn hán tại Cà Mau đang gây hại khôn lường.- WHO cảnh báo nguy hiểm khi các nước sớm bỏ các lệnh hạn chế.
Mùa khô năm nay, ĐBSCL đối diện với hạn mặn khốc liệt, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở vùng đất được xem là rất trù phú và thuận lợi. Liệu có phải từ nay trở đi khu vực này sẽ càng ngày càng khan hiếm nước? Về lâu dài nên chọn lối đi nào cho một vùng đất mệnh danh là miền sông nước trù phú? Hạn mặn gay gắt ở ĐBSCL đặt ra yêu cầu bức thiết về một chiến lược ứng phó thích hợp để đảm bảo vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia phát triển bền vững. Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng, chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT bàn về nội dung này.
- Giải pháp thích ứng, sản xuất thắng lợi trước hạn mặn ở ĐBSCL.- Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch trên gia cầm.
Tình trạng thiếu nước sản xuất kéo dài trong nhiều tháng qua khiến nhiều diện tích lúa Đông Xuân khu vực lòng chảo Mường Thanh (tỉnh Điện Biên) trở nên khô hạn, thậm nhiefu chỗ lúa đã bị chết. Người nông dân tại đây đang vừa lo phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa lo mất mùa. Phản ánh của phóng viên Vũ Lợi, CQTT khu vực Tây Bắc.
Đang ở vào cao điểm của mùa khô, hạn hán diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn Tây Nguyên, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của người dân. Tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, mặc dù nông dân đã có những kinh nghiệm đối phó với hạn hán, nhưng đến nay hạn hán vẫn ảnh hưởng lớn đến đời sống của nông dân. Đặc biệt, nếu 15 đến 20 ngày nữa mà vẫn chưa có mưa, thì các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phản ánh của PV Đài TNVN tại khu vực Tây Nguyên.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)