Mỗi người khi ở tuổi trưởng thành đều mong muốn có một nghề nghiệp để gắn bó và phát triển. Nghề nghiệp không chỉ đem đến cho chúng ta nguồn lực về tài chính mà còn bồi dưỡng nhân cách, áp dụng chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm, thỏa mãn niềm khát khao và tạo nên sự hài lòng về chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để có một nghề nghiệp phù hợp? Nghề nghiệp giữ vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người? Khách mời: ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, trao đổi về chủ đề này:
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 11-5 là hạn cuối cùng để thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức trực tiếp, ngày 16-5 là hạn cuối cùng đối với thí sinh đăng ký trực tuyến. Tâm lý của phụ huynh và học sinh đang lo lắng làm thế nào để con em họ chọn được ngành nghề phù hợp nhất. Khách mời: Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội; Thạc sĩ Lê Hằng - Trưởng phòng tham vấn nghề nghiệp của T&C Việt Nam:
Khảo sát nhân lực giai đoạn 2020 - 2025 của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhóm ngành kỹ thuật cần đến 35% nhu cầu nhân lực xã hội. Tuy nhiên, sinh viên theo học các ngành này kể cả bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, đều thấp so với nhóm ngành kinh tế. Nguyên nhân có ít người lựa chọn học ngành này, bởi các ngành kỹ thuật được xem là học khó hơn, phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc... Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp ứng dụng máy móc hiện đại, dù được trả lương cao nhưng rất khó tuyển dụng nhân sự. Những năm gần đây, một số trường đào tạo ngành kỹ thuật cũng đã đổi mới về phương pháp đào tạo như áp dụng mô hình đào tạo quốc tế, hướng đến đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhiều môn học về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kinh doanh, quản lý chu trình sản xuất sản phẩm... nhằm trang bị kỹ năng cần thiết nhất cho nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng làm việc hiệu quả nhất cũng được phát triển. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành kỹ thuật điện đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội:
Xu hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại nên ngành Kỹ thuật Điện không thể thiếu trong mọi quy mô, lĩnh vực hoạt động, sản xuất của các nước trên thế giới. Nhu cầu sử dụng nhân lực ngành kỹ thuật điện đào tạo chất lượng cao vì thế cũng không ngừng tăng lên hàng năm. Đáp ứng nhu cầu của xã hội, các cơ sở đào tạo nghề Kỹ thuật Điện ở trong nước đang đào tạo như thế nào? Người học nhận được giá trị gì từ mô hình đào tạo chất lượng cao? Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đức Hồng - Phó Hiệu Trưởng - Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội và Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến - Chủ nhiệm Khoa Điện và Bảo dưỡng Công nghiệp.
Dược là ngành khoa học có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, Dược học từ lâu đã được tôn vinh là một trong những ngành học cao quý. Khi nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc bổ... của con người ngày càng tăng lên thì ngành Dược càng có nhiều cơ hội khẳng định tầm quan trọng của mình hơn nữa. Tại các trường Cao đẳng đang đào tạo nhân lực dược như thế nào? Học ngành dược ra trường có khó tìm việc không? Khách mời: Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu trưởng - Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và Thạc sĩ Ma Thị Hồng Nga - Trưởng khoa Dược.
Dự báo, nghề dành cho nhân viên chăm sóc làm việc trong các cơ sở y tế như bệnh viện, viện dưỡng lão… sẽ gia tăng nhu cầu nhân lực ngay sau đại dịch Covid-19. Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ… khi chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19 nhân lực điều dưỡng đã thiếu trầm trọng và khi dịch bệnh xảy ra khiến tình trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng lại càng tăng cao. Còn theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên, bởi vì nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng trong nước sẽ thiếu khoảng hơn 50 nghìn người. Công việc của điều dưỡng viên, chăm sóc người bệnh là làm những gì? Đâu là những khó khăn mà người làm điều dưỡng, người chăm sóc thường xuyên phải đối mặt? Khách mời là chị Đỗ Thị Minh Đức - Điều dưỡng trưởng - Giám đốc Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái.
Người học nghề cần nhiều thời gian thực hành trên máy móc không chỉ ở trong nhà trường mà cả thực tế tại các nhà máy, doanh nghiệp. Để tạo môi trường học tập gần nhất với mô hình tại doanh nghiệp, một số trường đào tạo nghề đã xây dựng mô hình đào tạo tích hợp học lý thuyết gắn với thực hành tương tự như một mô hình tại doanh nghiệp. Điều này giúp người học nhanh chóng có thể tiếp cận được công việc của doanh nghiệp trong quá trình thực tập và có cơ hội có việc làm ngay sau khi ra trường. Khách mời là ông Nguyễn Đức Sinh- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên.
Hiện nay cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó nhiều người vẫn có đủ khả năng làm việc và mong muốn tìm việc làm phù hợp. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp đang có nhu cầu như thế nào trong tuyển dụng lao động là người khuyết tật vào làm việc tại doanh nghiệp? Đâu là khó khăn và giải pháp nào để người khuyết tật có thể tiếp cận được với nhà tuyển dụng nhân sự? Chương trình có sự tham gia của ông Vũ Việt Cường - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Chuẩn và ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Công ty Tokyolife:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)