Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách nay 1 0 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu của Đề án này. Hãy cùng ông Đỗ Năng Khánh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội nhìn lại hoạt động này gần một thập kỷ qua: Những điểm sáng cần nhân rộng và những bất cập cần sửa đổi trong thời gian tới, để hiệu quả ngày càng thực chất:
2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Mục tiêu của chiến lược là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Chúng ta đang ở tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Khách mời là ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội cùng các giảng viên, học viên sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin thực tiễn: những hiệu quả đạt được; những bất cập-tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo, với cơ hội nghề nghiệp, tương lai rộng mở hơn cho các học viên sau đào tạo nghề.
Mục tiêu chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp) là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội... Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Mời quý vị cùng ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội nhìn lại những hiệu quả đạt được, những bất cập-tồn tại và đề xuất giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thủ đô Hà Nội đã tuyển gần đủ chỉ tiêu; nhiều cơ sở thu hút được học sinh có điểm tốt nghiệp PTTH cao. Thay vì lựa chọn những trường đại học Top đầu, việc các em chọn học nghề khẳng định hiệu quả thực tế của hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin khẳng định thực tiễn này!
-Vượt qua những trở ngại do yêu cầu phòng, chống dịch Covid 19, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 đã diễn ra an toàn, sôi nổi, gay cấn và hiệu quả.Đây là năm Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia nâng cấp chất lượng để tiệm cận với các cuộc thi kĩ năng nghề thế giới. 34 đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, này tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề ở những nghề này tốt hơn trong thời kỳ mới. Với 23 huy chương vàng, 7 HCB, 9 HCĐ, 5 giải khuyến khích, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn tại Kỳ thi.
Tối nay, 09/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – cơ quan chủ quản hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức sự kiện này. Không chỉ nhằm tôn vinh những tấm gương sáng trong học tập và rèn luyện tại hệ thống trường nghề, sự kiện khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng nghề đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Năm 2020, có 130 học sinh, sinh viên thuộc 70 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (đại diện gần 3 triệu học sinh sinh viên tại hơn 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc) được xét chọn, trình Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội tặng bằng khen và tuyên dương.
Sau Quyết định 1486 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/10 hàng năm đã trở thành ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Tầm quan trọng của lao động có kỹ năng-trình độ cao với sự phát triển của đất nước một lần nữa được khẳng định – trở thành động lực to lớn đối với các bên liên quan trong hoạt động giúp nâng cao kỹ năng cho người lao động. Có một ngày lễ, một ngày kỷ niệm - để nhắc nhớ và tôn vinh - không khó. Vấn đề là sau động lực tinh thần này, các bên liên quan phối hợp triển khai những nhiệm vụ gì, hiệu quả thực chất tới đâu - vì mục tiêu, kỳ vọng Chính phủ đã đặt ra trong Quyết định quan trọng này? Bài viết của phóng viên Thu Trang:
Năm nay, lần đầu tiên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong cuộc gặp mặt báo chí công bố nội dung này, hôm nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khẳng đinh, sẽ tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia từ ngày 28/09 đến ngày 10/10 với nhiều hoạt động phong phú-ý nghĩa
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)