Sau thời gian dài nghỉ học tránh dịch Covid-19, nhiều học sinh miền núi tỉnh Quảng Nam chưa tới lớp, hoặc đi học “giã gạo”- tức bữa đi bữa bỏ. Những giáo viên nơi đây đã lặn lội tới từng thôn, bản, tìm tới tận nhà thông báo, vận động học sinh quay trở lại trường. Nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung phản ánh.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thư gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích Kim Liên.- Tây Ninh ghi nhận 1 ca dương tính với SAR-CoV-2, từ Campuchia về Việt Nam bằng đường bộ. 17 người tiếp xúc gần đã được cơ quan chức năng cách ly.- Slovenia trở thành quốc gia Châu âu đầu tiên công bố hết dịch COVID-19.- Trong khi đó, lần đầu tiên trong hơn 200 năm qua, Hạ viện Mỹ cho phép các nghị sĩ bỏ phiếu từ xa do ảnh hưởng do dịch COVID-19.
- Các hoạt động tôn giáo trở lại bình thường, đảm bảo phòng dịch Covid-19.- Quy hoạch công trình tôn giáo tín ngưỡng mới: Thiếu tính đồng bộ.- Sống tâm tình tạ ơn.
Tiếp tục câu chuyện “Thế giới hậu đại dịch”, số cuối cùng của chủ đề này sẽ đề cập những tác động của đại dịch Covid-19 đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương với sự phân tích của ông Lucio Blanco Pitlo, nhà nghiên cứu của Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ.
- Cán bộ Đảng viên và nhân dân cả nước đồng thuận cao với kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về tiêu chuẩn Ban chấp hành Trung ương khóa 13.- Phát hiện 24 trường hợp dương tính với virus Sars-CoV-2 trên chuyến bay từ Nga về nước hôm 13/5 vừa qua.- Về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng chiều qua làm 10 người chết và 14 người bị thương xảy ra tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, hiện 7 bệnh nhân nặng đã qua cơn nguy kịch, không nguy hiểm đến tính mạng.- Hơn 36 triệu người ở Mỹ đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại châu Âu đang chậm dần, nhưng các nước này không nên vội vã buông lỏng vì nguy cơ tái bùng phát là rất cao.
- Iraq tái tạo di sản bằng công nghệ thực tế ảo.- Cô bé Malaysia 9 tuổi may quần áo bảo hộ giúp các y bác sĩ chống dịch Covid-19.
- Gỡ “điểm nghẽn” - đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông vận tải.- Du lịch TPHCM nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19.
Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Song, có những sự xáo trộn mà dịch bệnh gây ra đối với các mối quan hệ quốc tế, nếu không nhanh chóng được giải quyết thì cũng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường cho thế giới. Tiếp tục chuyên mục “Thế giới hậu đại dịch”, Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ bàn câu chuyện: thế giới sẽ rất khác trong cách ứng xử xã hội và các mối quan hệ quốc tế, với góc nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)