Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về COVID-19 thông qua hình thức trực tuyến do Việt Nam chủ trì. Các nhà lãnh đạo cùng nhau đề ra các biện pháp, sáng kiến cụ thể, thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng chống dịch bệnh đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn. Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những ngày này, các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở TP.HCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vừa là một tuyên truyền viên, vừa là chiến sĩ quân y trên mặt trận chống dịch bệnh COVID-19. Trong Chuyện đêm hôm nay, Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện với đại tá Nguyễn Duy Thắng - Chính ủy Bộ đội biên phòng TP.HCM về câu chuyện chống dịch ở khu vực biên giới biển:
Nhằm đảm bảo tốt nhất về sức khỏe và tính mạng của người dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, từ nhiều ngày qua các chức sắc tôn giáo và đồng bào phật tử Khmer trong tỉnh Bạc Liêu đã tự giác giãn cách xã hội, không tổ chức tụ tập đông người và tổ chức các hoạt động nghi lễ tôn giáo trong phạm vi giới hạn. Đây là hành động thiết thực của người dân góp phần làm nên chiến thắng trước đại dịch Covid – 19. Ghi nhận của Cộng tác viên Đờ Ni tại tỉnh Bạc Liêu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Phòng chống COVID, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Lào, chiều nay 10-4, tại thủ đô Vientiane đã khai mạc lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực phòng chống dịch COVID 19 cho đội ngũ y - bác sĩ của Lào. Tin của Vân Thiêng-Đặng Thùy, Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, thường trú tại Lào.
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trao tượng trưng quà tặng 50 nghìn đô la Mỹ của Việt Nam cho Chính phủ và nhân dân Myanmar để phòng chống dịch Covid-19.- Tính đến chiều nay (10/4), cả nước đã có thêm 16 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số trường hợp được điều trị khỏi tại Việt Nam lên 144 trong tổng số 255 ca nhiễm Sars-CoV-2.- Bộ Y tế đã cử Tổ công tác đặc biệt về phòng chống dịch do Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc dập dịch tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và ổ dịch tại Bình Thuận hỗ trợ thành phố Hà Nội dập dịch kể từ ngày hôm nay (10/4).- Tính đến 15h30 phút chiều nay (10/4), thế giới ghi nhận hơn 1 triệu 600 nghìn người nhiễm Sars-CoV-2, số ca tử vong gần 96 nghìn người.- Khoảng 14 triệu lao động tại khu vực Mỹ - Latinh bị mất việc làm do dịch Covid-19.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, nên nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hoặc tạm ngừng sản xuất, do đó nhiều lao động phải nghỉ việc tạm thời, trong đó có những người mất việc làm, và chuẩn bị sau khi kết thúc dịch phải đi tìm việc làm mới. Đặc biệt với những người có dự định đi làm việc và học tập ở nước ngoài cũng quan tâm tình hình dịch bệnh ở các nước để có kế hoạch tiếp theo. Khách mời là ông Nguyễn Ngọc Đĩnh, chuyên gia Công ty Cổ phần Việt TN trao đổi về vấn đề này.
- Chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhiệm vụ lúc này là phải biến “nguy” thành “cơ”, để sau khi hết dịch, nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù lại những tổn thất mà còn thực hiện tầm nhìn và quyết tâm về một nền kinh tế độc lập, tự cường.- Sáng nay, cả nước không ghi nhận bệnh nhân mới, 2 bệnh nhân Covid-19 tại Bình Thuận và 1 bệnh nhân tại Đà Nẵng được xuất viện. Dự kiến trong chiều nay, sẽ có thêm 11 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Trước tâm lý có phần chủ quan của một bộ phận người dân về cách ly xã hội, chuyên gia y tế cảnh báo, mặc dù số ca mắc Covid-19 mỗi ngày giảm, tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng vẫn còn cao.- Hôm nay, đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi dịch bệnh do virus Corona chủng mới bùng phát tại Trung Quốc, số người chết do Covid-19 trên toàn thế giới đã gần vượt ngưỡng 100 nghìn người.- Các nước ASEAN nhất trí thành lập một quỹ ứng phó với dịch Covid-19. Trong khi đó, sau nhiều lần đàm phán thất bại, sáng sớm nay, Bộ trưởng Tài chính các nước Liên minh Châu Âu thống nhất huy động gói cứu trợ kinh tế khổng lồ trị giá 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nền kinh tế thành viên bị đại dịch Covid-19 tàn phá.- Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã tiếp nhận và phân phối gần 9 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố để hỗ trợ người bán vé số trên địa bàn. Tin của Thúy Mai, thường trú tại TPHCM.
- Các tổ chức, tín đồ các tôn giáo chung tay cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19.- Phân tích về: Đồng hành, hiệp nhất.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)