Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo - đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá - là dấu ấn Việt Nam trong nỗ lực chung phòng chống dịch toàn cầu. Thế nhưng, Covid19 còn diễn biến phức tạp, khôn lường-không đoán định được. Làm thế nào để dấu ấn đó-sức mạnh nội sinh ấy có thể được khơi dậy mạnh mẽ; để cùng với sự “lột xác” trong tư duy-tầm nhìn chính sách, hành trình khôi phục kinh tế đất nước bớt gian nan hơn – hiệu quả, bền vững như kỳ vọng ? Khách mời là PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý, Đại học Fulbright; Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.
-Trẻ mồ côi vì COVID-19 - Cần lắm những vòng tay -Câu chuyện khởi nghiệp của các cô gái trẻ người Dao
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhóm trẻ em được đánh giá là có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Mới đây nhất, vụ việc hàng chục học sinh cùng lớp tại trường THCS Chu Hoá, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mắc Covid 19 đã cho thấy, việc tiêm vắc xin cho trẻ em có ý nghĩa quyết định để các em trở lại trường học an toàn.- Dù nguồn cung vắc xin tại nước ta còn hạn hẹp, song vào giữa tháng 10 vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì cho chiến lược tiêm phòng ở trẻ em? Điều quan trọng nhất khi triển khai tiêm ở nhóm đặc biệt này là gì? Và với trẻ em, liệu trào lưu anti vắc xin có diễn ra dưới nhiều hình thức làm ảnh hưởng đến công tác tiêm phòng? Cùng khách mời là TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận kỹ hơn về nội dung này.
Tại họp báo chiều 18/10, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, hiện TP mới chỉ nhận được tờ trình của Sở Y tế về việc tiêm vaccine cho trẻ em và chưa có thời điểm tiêm chủng cụ thể.
Trong động thái nhằm chuẩn bị cho việc chung sống với Covid-19, hôm nay, Australia vừa cấp phép sử dụng cho một loại thuốc mới dùng để điều trị Covid-19. Đây là loại thuốc thứ 3 được Australia cấp phép điều trị căn bệnh này.
Dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thiết bị máy móc để học trực tuyến. Mới đây, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đã đề xuất gói hỗ trợ 3.500 tỷ để mang máy tính đến với học sinh, sinh viên nghèo là rất cần thiết giúp việc học tập được duy trì trong bối cảnh “sống cùng dịch bệnh”.
Một cuộc đua tích trữ thuốc điều trị COVID-19 bắt đầu, với các quốc gia đang nhanh chóng tìm kiếm hợp đồng lớn với các hãng dược phẩm khi có thông tin tích cực về phương pháp điều trị mới. Cuộc đua sở hữu hợp đồng ngay ở thời điểm thuốc vẫn chưa được cấp phép sử dụng chính thức, làm dấy lên lo ngại một số quốc gia nghèo hơn có thể bị bỏ lại phía sau, lặp lại sai lầm của chiến lược triển khai vắc-xin ngừa COVID-19 chậm chạp và thiếu công bằng.
- Các nước Đông Nam Á lên kế hoạch cho giai đoạn bình thường mới - Indonesia yêu cầu bảo hiểm Covid 19 - Thái Lan sắp mở cửa du lịch vào ngày 01/11
Trong chương trình Thời sự 18h chiều qua, Đài TNVN đã phát sóng bài 2 Loạt bài “Chung sức- đồng lòng vượt qua đại dịch”, khẳng định giải pháp tiên quyết để cả hệ thống chính trị thích ứng nhanh với tình hình mới, tăng tốc khôi phục kinh tế, xã hội là bao phủ vaccine. Thực tế, với những bước đi chiến lược từ ngoại giao vaccine cho tới huy động sức mạnh tổng lực xây dựng quỹ vaccine, nghiên cứu bào chế vaccine… Việt Nam đã và đang có những bước đồng hành cho mục tiêu này. Điều đó không có nghĩa là toàn hệ thống ở trong trạng thái bất động hoặc hoạt động cầm chừng, chờ thời điểm gần 100 triệu dân được tiêm phòng đạt chuẩn Sars Cov2 trở thành căn bệnh thông thường, mới tái thiết và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngay từ khi Covid-19 xuất hiện, Đảng, Chính phủ đã xác định “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Trải qua nhiều đợt dịch, với những diễn biến khôn lường, phức tạp, tới nay, đây vẫn là quyết sách phù hợp, cần sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, để thích ứng linh hoạt, an toàn với bối cảnh mới, tạo nên những thành công mới trong lịch sử xây dựng, phát triển đất nước. Đây là nội dung phần cuối Loạt bài, nhan đề “Thích ứng linh hoạt với Covid-19, tăng tốc phát triển kinh tế”.
Tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi, thành phố HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có thể đầu tháng 11 tới sẽ thực hiện tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi.- Khai mạc phiên họp thứ 4, Ủy ban thường vụ Quốc hội: đề xuất một số đổi mới, cải tiến áp dụng ngay tại kỳ họp này cũng như việc tổ chức hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp.- Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế công lập không được thu tiền dịch vụ xét nghiệm cuả người mắc Covid-19.- Từ nay đến cuối năm, các bệnh viện tại tp HCM khôi phục công năng ban đầu trong trạng thái bình thường mới.- Trong các cuộc tiếp xúc mới nhất với Mỹ và Liên minh Châu Âu, lực lượng Taliban tìm kiếm giải pháp để được công nhận tính hợp pháp của chính quyền và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo cho người dân Afghanistan.- Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện, ngoài con người, ngày càng nhiều động vật nhiễm SARS-CoV-2.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)