Tung tin giật gân, tin giả về dịch bệnh Covid-19 đang được các đơn vị chức năng ví như một “bệnh dịch” cần phải tăng cường xử lý, để hạn chế sự lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận. Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc Công ty Net Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - nhấn mạnh: "Những tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội rất nhiều và từ nhiều nguồn khác nhau, trong số đó có không ít tin giả và tin xấu về dịch bệnh, nhằm gây sự chú ý của mọi người. Với tốc độ lan truyền của mạng xã hội, thì nếu người dân không tỉnh táo và không phân biệt được thật - giả, thì những tin đó có thể tác động rất tiêu cực đến công tác phòng chống dịch Covid-19". Chương trình sẽ gợi ý một số cách phân biệt tin thật – tin giả trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, người sử dụng các mạng xã hội cũng cần thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hạn chế lan truyền những thông tin sai sự thật.
Trong ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, người dân Thủ đô Hà Nội đều bày tỏ đồng tình với chủ trương phòng chống dịch Covid-19 của thành phố cũng như của Chính phủ. Nhóm phóng viên Minh Long – Phương Thoa đề cập
Dịch Covid-19: “Lửa thử vàng” với doanh nghiệp Việt Nam - Doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương thực hiện “3 tại chỗ” để không đứt gãy chuỗi sản xuất - Nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Ngành Y tế Lạng Sơn đang khẩn trương thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn cho một số nhóm đối tượng ưu tiên và cư dân khu vực biên giới.
Với sự vào cuộc đồng bộ, thời gian qua, các tổ giám sát và tuyên truyền phòng, chống Covid-19 cộng đồng tại Hà Nội đã cho thấy tính hiệu quả. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, nhất là khi có nhiều ca mắc mới chưa rõ nguồn lây, nhiều ý kiến đề nghị, thành phố cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ Covid-19 cộng đồng.
Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay (22/7) vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2 ở nước này và cho rằng kế hoạch này chứa đựng ngôn từ không tôn trọng khoa học.
Tin giả thời Covid-19, "bệnh dịch” nguy hiểm cần ngăn chặn.- Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới cùng giải “bài toán khó” về công bằng vắc-xin.- Hà Nội tiêu hủy hơn 7.000 sản phẩm trị giá gần 2 tỷ đồng.
Trong lúc đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và đặt ra không ít thách thức với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì làn sóng tin thất thiệt, tin giả mạo liên quan đến vấn đề này cũng bùng phát, hoành hành trên mạng xã hội, làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Nạn tin giả "ăn theo” dịch Covid-19 được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số đối tượng đã không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc ác ý về tình hình dịch bệnh, mới đây nhất là hình ảnh sai sự thật về người chết vì COVID-19 tại một bệnh viện được cho là tại TP.HCM, nhưng thực tế là ở Myanmar.. Đây chỉ là 1 trong hàng loạt tin giả xuất hiện trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, bóp méo những nỗ lực phòng chống dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. “Bệnh dịch tin giả” này cần xử lý ra sao? Và cần làm gì để ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật? Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc điều hành Công ty Netnam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cùng phân tích, bàn luận về vấn đề này.
Tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe và thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.- Tp HCM triển khai tiêm đại trà 930.000 liều vắc xin Covid-19 đợt 5 cho 15 nhóm đối tượng ưu tiên.- Nhiều địa phương áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa, trong đó Hà Nội tổ chức cách ly tập trung đối với toàn bộ người trở về từ các địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội.- Cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thuốc Paracetamol để tự chữa bệnh Covid-19 tại nhà, theo hướng dẫn trên mạng xã hội.- Pháp và Anh nhất trí kiểm soát chặt chẽ vấn đề di cư bất hợp pháp.- Đức thông qua gói cứu trợ khẩn cấp cho những vùng chịu thiệt hại nặng nề bởi trận mưa lũ lớn nhất trong 60 năm qua, khiến ít nhất 170 người thiệt mạng, hàng nghìn người mất tích.- Bài bình luận: Tập trung cao nhất cho công tác phòng chống dịch.
Nước Anh đã bước sang ngày thứ 3 ở trạng thái bình thường, khác với hầu hết phần còn lại của thế giới đang tiếp tục các biện pháp giãn cách để chống Covid-19. Kể từ ngày 19/7, ngày mà truyền thông địa phương gọi là “Ngày tự do”, hầu như tất cả các hạn chế ở Anh đã được dỡ bỏ. Không còn đeo khẩu trang bắt buộc; giới hạn về số lượng người tụ tập trong nhà hoặc ngoài trời cũng chấm dứt; các địa điểm như hộp đêm và sân vận động thể thao được mở hết công suất. Điều đáng nói là số ca lây nhiễm hàng ngày ở Anh hiện đang ở mức cao, lên đến 50.000 ca, chỉ sau Indonesia và Braxin. Chính bởi vậy quyết định của Anh được cho là một “canh bạc” mạo hiểm. Và sự mạo hiểm này có thể phải trả giá bằng sinh mạng người dân Anh và một nguy cơ lớn cho thế giới.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)