Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, với chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%.- Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì quy định chỉ lưu thông “hàng hóa thiết yếu”.- Việt Nam đã ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến Vaccine Covid-19.- Chính phủ Xa-moa họp phiên đầu tiên, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài hơn 3 tháng tại quốc đảo này.- Kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng của Trung Quốc – Xét nghiệm định kỳ đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Quân ủy Trung ương, nhiệm kỳ 2020 – 2025- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lật Chiến Thư- Bộ Công an thông tin về nhiều đường dây vận chuyển ma túy tổng hợp xuyên quốc gia với cách thức và thủ đoạn tinh vi lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam- Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga được đánh giá mang tính xây dựng. Tuy nhiên, cả hai bên không công bố bất sáng kiến cụ thể nào- Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ gần bằng 0 để hỗ trợ nền kinh tế. Ngay lập tức, thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên tràn ngập sắc đỏ
Canada nhất trí hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vacxin tại Việt Nam. Thủ tướng Canada khẳng định như vậy trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.-Sáng nay 20/5, 8 tổ bầu cử ở các đơn vị vũ trang trên địa bàn thành phố Cần Thơ tiến hành bỏ phiếu sớm hơn 3 ngày so với ngày bầu cử chính thức.- Bắc Giang - địa phương có dịch covid-19 bùng phát mạnh đang tập trung dồn tổng lực để đẩy nhanh xét nghiệm và khoanh vùng chặn đà lây lan. Phỏng vấn Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung này.- Đến nay tỉnh Ninh Thuận đã bàn giao trên 99% mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam.- Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Mỹ có cuộc hội đàm đầu tiên kể từ sau khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ với quan điểm hướng tới hợp tác sau thời gian dài đối đầu căng thẳng.- Bộ trưởng Môi trường Brazil bị điều tra liên quan đến đường dây buôn lậu gỗ lớn.- Bài bình luận: Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai.
Nội dung chính:* Đón xu hướng chuyển dịch đầu tư năm 2021 sao cho chất lượng?* Khó khăn và cách thức thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, châu Phi.* Mục Kinh tế số: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
Nhìn lại năm 2020, Nhật Bản đã chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh chóng và êm đẹp trong vòng chưa đầy 1 tháng. Tân Thủ tướng Suga Yoshihide đảm nhận trọng trách lớn từ người tiền nhiệm Shinzo Abe vào thời điểm đất nước đang tìm kiếm động lực vực dậy nền kinh tế do tác động của tình trạng già hóa dân số, nay lại thêm đại dịch Covid-19 hoành hành. Trong bối cảnh chỉ có 1 năm tại nhiệm từ tháng 9 năm nay khi nhậm chức cho đến cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào tháng 9 năm sau, dư luận đặt câu hỏi, Thủ tướng Suga sẽ chèo lái đất nước ra sao để vừa phát huy hơn nữa những di sản của người tiền nhiệm, vừa tạo dấu ấn riêng trong quãng thời gian ngắn ngủi? Để có cái nhìn tổng quan về Nhật Bản trong năm qua và một vài triển vọng cho năm tới, BTV Phương Hoa trao đổi với anh Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Dù chưa có kết quả chính thức, nhưng các bước chuyển giao quyền lực tại Mỹ sau bầu cử Tổng thống đã bắt đầu rõ ràng hơn. Mới nhất, chính quyền Tổng thống Donald Trump dù chưa chấp nhận thất bại, nhưng cũng đã ủng hộ việc khởi động quá trình này. Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden - người được truyền thông Mỹ tuyên bố thắng cử cũng đã công bố các đề cử nhân sự trong nội các sắp tới. Cụ thể quá trình chuyển giao quyền lực tại Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Đội ngũ nội các chủ chốt của chính quyền mới - nếu ông Biden chính thức được xác nhận đắc cử có những điểm gì đáng chú ý; hay dự báo các chính sách sắp tới của nước Mỹ? TS. Phạm Cao Cường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể nội dung này.
Với các quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế như Việt Nam, bên cạnh việc tập trung cho nghiên cứu làm chủ một số công nghệ nền tảng trong một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực của quốc gia như an ninh quốc phòng, những công nghệ gắn với yếu tố dân sinh… thì một trong những hướng đi để nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng tăng trưởng đó là khai thác, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. “Tạo kênh kết nối, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng” là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Nhiều công nghệ mới, tập trung giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt như: Công nghệ năng lượng tái tạo thông minh, công nghệ tái chế thủy tinh-nhựa-gỗ, công nghệ tế bào gốc, công nghệ sản xuất bao bì thực phẩm có thể phân hủy sinh học… đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao cho doanh nghiệp Việt tại Diễn đàn Chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế, do Trung tâm đổi mới sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu VCIC của Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Phóng viên Tạ Lan thông tin chi tiết.
Nhiều công nghệ mới, tập trung giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt như: Công nghệ năng lượng tái tạo thông minh, công nghệ tái chế thủy tinh-nhựa-gỗ, công nghệ tế bào gốc, công nghệ sản xuất bao bì thực phẩm có thể phân hủy sinh học… đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao cho doanh nghiệp Việt tại Diễn đàn Chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế, do Trung tâm đổi mới sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu VCIC của Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Phóng viên Tạ Lan thông tin chi tiết.
Với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ đang phát triển như Việt Nam, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới được xem là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, hoạt động chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Vậy đó là những khó khăn gì và giải pháp nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thành công?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)