- Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia và một số nội dung quan trọng khác.- Thanh tra Chính phủ nêu ra nhiều sai phạm trong việc chuyển đổi nhà đất công tại tỉnh Khánh Hòa.- Dự báo, ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 250 - 350mm/đợt; Quảng Ngãi khẩn cấp di dời hơn 300 hộ dân ở huyện Ba Tơ trước nguy cơ sạt lở đất.- Việt Nam được bình chọn là “Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á” và “Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á”.- Cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ: ứng cử viên Joe Biden đang hơn đương kim Tổng thống Donald Trump 3 triệu 400.000 phiếu phổ thông và chỉ còn thiếu 6 phiếu đại cử tri để tuyên bố thắng cử.- Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, thế giới đang trải qua giai đoạn nguy cấp của đại dịch Covid-19.
Thời gian qua, mạng xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền. Đáng lo ngại là những video này đã thu hút hàng triệu người, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của trẻ em, phần nào kéo văn hóa nghe - xem của xã hội đi xuống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những nội dung này vẫn xuất hiện tràn lan, khó kiểm soát.Trước thực trạng này, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý những video có nội dung nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội.
- Phát triển hạ tầng kinh tế số, xã hội số - Cần quan tâm vấn đề bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng. - Bảo đảm an toàn thông tin - Viên gạch nền móng trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Dịch Covid 19 với diễn biến phức tạp, khó lường của nó đã, đang và sẽ là những thách thức không nhỏ đối với hệ thống quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Trong phòng chống dịch Covid 19, bên cạnh thách thức là những cơ hội, những yêu cầu, đòi hỏi và cho chúng ta nhận diện rõ ràng hơn khả năng thực hiện tốt nhiều công việc, trong đó có cải cách hành chính. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân, chuyên đề cải cách hành chính hôm nay với chủ đề” Dịch Covid 19: Cú hích cho chuyển sang hành chính số”
- Nhân tháng cao điểm hành động vì người nghèo, bàn về Lòng tự trọng nhìn từ chuyện "giàu thật - nghèo giả".- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội 13 của Đảng để chống phá.- Dịch vụ công trực tuyến của ngành kho bạc “bao phủ” 100% đơn vị sử dụng ngân sách ngay trong tháng 10 này.- Tiến trình đàm phán Anh - EU hậu Brexit: Vẫn bế tắc trước thời hạn chót?- Nhiều ngân hàng niêm yết, chuyển sàn-Liệu có tạo nên “sóng” tăng giá trên thị trường chứng khoán?- Các địa phương Miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ.- Xây dựng 10.000 nhà ở cho đồng bào nghèo-dấu ấn của nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh Hà Giang.- Chính phủ Argentina cấp phép sử dụng giống lúa mì biến đổi gen.
Việc xây dựng chính phủ điện tử Ở Việt Nam đã có bước đi đột phá và đã đạt những thành quả lớn, được thế giới ghi nhận đánh giá cao. Năm 2020 Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia về mức độ phát triển Chính phủ điện tử, tăng hai bậc so với giai đoạn trước.Tuy nhiên vẫn những khó khăn nhất định, trong đó chủ yếu là khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, cũng như tâm lý e ngại của một bộ phận công chức và người đứng đầu….Vì vậy để đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới xây dựng chính phủ số chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung- nhất là cơ sở dữ liệu quóc gia về dân cư, và nâng cao trách nhiệm vai trò của người đứng đầu trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm giải pháp trong bối cảnh suy giảm thị trường.- Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết số 115 của Chính phủ.- Hạt điều nhái thương hiệu điều Bình Phước.
Mới đây, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính thức khai trương. Đây được coi là điểm nhấn quan trọng mang tính đổi mới, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ dựa trên thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dựa trên dữ liệu số. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân, chuyên đề cải cách hành chính hôm nay.
Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Đây chính là mục tiêu mà Chính phủ đang hướng tới trong công tác cải cách hành chính. Vậy nhưng, đến thời điểm này, vẫn còn 8 bộ, 25 tỉnh có tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 dưới 10%. Đây là con số đáng báo động mà Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử bộ, ngành và Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử 63 tỉnh, thành phố mới diễn ra. Vậy cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
- Dự phòng nợ xấu tăng, lợi nhuận ngân hàng giảm.- Lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng tại các kỳ hạn 10 và 15 năm.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)