Nhằm tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn với chủ đề “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh”.
Cuộc chiến chống Covid-19 hai năm qua đã làm nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực bị kiệt quệ. Trong khi đó, chi phí kinh doanh lại tăng cao khiến không ít doanh nghiệp gặp cảnh “khó chồng khó”. Vì thế, tháo gỡ khó khăn, cắt giảm chi phí luôn là vấn đề các doanh nghiệp mong mỏi.
- Doanh nghiệp kiến nghị lùi thời hạn áp dụng Nghị định về môi trường - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng kết nối doanh nghiệp logistics trong bối cảnh mới- Phỏng vấn ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) về tăng kết nối – giảm chi phí logistics tại Việt Nam- Doanh nghiệp nhà nước cổ phần chậm lên sàn chứng khoán.
Trong tuần qua, có 2 con số thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là vẫn còn tới hơn 32% người dân phải trả thêm chi phí ngoài quy định mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn có gần 45% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức. Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 và Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2020. Điều đáng ghi nhận là chi phí bôi trơn của các doanh nghiệp theo PCI 2020 đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Đây là kết quả của sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cải thiện mức độ minh bạch trong điều hành kinh tế; tiếp tục tập trung giảm thiểu gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn đang duy trì đà cải thiện.- Tuy nhiên điều mà người dân và doanh nghiệp mong muốn là làm sao để không còn những loại chi chí ám ảnh như vậy, làm sao để môi trường kinh doanh được thực sự trong sạch, không còn những hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi chung chi như “căn bệnh ghẻ ruồi rất khó chịu” gây bất bình dư luận, gây mất lòng tin của dân, làm hư hỏng cán bộ.- Làm thế nào để loại bỏ những hành vi tham nhũng vặt như vậy để người dân, doanh nghiệp không phải phiền lòng vì những thứ nhũng nhiễu, “vặt” mà không “vặt”. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI bàn luận về nội dung này.
- Ấn tượng Quàng Ninh - 7 cải cách đáng chú ý từ kết quả PCI 2020 - Gợi mở giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh - Khuyến nghị chính sách nâng cao chỉ số PCI trong bối cảnh ứng phó với dịch Covid 19.
- Nghèo hóa do chi phí y tế và những vấn đề đặt ra - Ngâm Kiều toàn truyện
Hiện nay nước ta có gần 91% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Nếu xét về mức độ bao phủ lớn như vậy thì chi phí khám chữa bệnh cho người dân sẽ chủ yếu do Quỹ BHYT chi trả. Thế nhưng thực tế theo thống kê của Bộ Y tế, số tiền người dân phải chi khi khám chữa bệnh vẫn chiếm tới 43% chi phí y tế. Đây là mức chi cao so với nhiều nước trên thế giới, khi tỷ lệ này ở những nước phát triển chỉ là 14%, còn khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới là khoảng 20%. Điều đáng nói là cách đây 10 năm, khi mà độ phủ của BHYT chỉ là 50% thì chi phí y tế người dân là 49%, còn nay khi độ phủ BHYT lên đến 91% thì chi phí y tế của người dân vẫn là 43%, không giảm được bao nhiêu. Nguyên nhân của thực tế này là do đâu?Trao đổi với TS. Bác sĩ Võ Xuân Sơn, chuyên gia y tế, để bàn về nội dung: “Vì sao chi phí y tế của người dân vẫn cao tới 43%?”.
- Vì sao chi phí y tế của người dân vẫn cao tới 43%?- Cảm nhận lối hát Kiều độc đáo trong “Ngâm kiều toàn truyện”.- Gặp gỡ chàng trai Nguyễn Văn Chung - Ông chủ của thương hiệu xà bông Sam Sôn – 1 loại xà bông có chiết xuất từ thảo dược.
Dù Việt Nam đã gần đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, tức là hầu như ai cũng có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng người dân khi đi khám, chữa bệnh vẫn phải bỏ tiền túi ra để chi trả thêm với tỷ lệ cao, chiếm tới 43% tổng chi phí y tế, gấp hơn 2 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Đó là thông tin được đề cập tại hội thảo về cơ chế tài chính trong chăm sóc sức khỏe do Bộ Y tế tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)