Những ngày qua, nhằm động viên kịp thời đến cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lãnh đạo thành phố đã đến thăm và chúc tết cán bộ, nhân viên ngành Y tế tại đơn vị. Tết này, nhân viên y tế đón Tết trong tâm thế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Hạn chót cơ bản dập tắt được các ổ dịch lớn trong vòng 10 ngày của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 sắp đến. Hai ổ dịch lớn nhất là Chí Linh (Hải Dương) và Vân Đồn (Quảng Ninh) nơi được cho là điểm bùng phát đợt dịch mới, đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, hiện nay vẫn xuất hiện những ổ dịch mới với những ca dương tính trong cộng đồng tại một số tỉnh, thành phố. Những ổ dịch mới dù nhỏ nhưng vẫn như những “đám cháy lan” sau “cơn hỏa hoạn”, có thể khiến “ngọn lửa dịch bệnh” bùng lên bất cứ lúc nào. Trong khi đó, ở đợt dịch này đã phát hiện bệnh nhân Covid-19 là F3, thậm chí cá biệt F4. Đây là một thách thức lớn và cũng cho thấy cả hệ thống chống dịch không được phép chủ quan. Phóng viên Văn Hải đề cập thực tế này.
Càng gần Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lực lượng Bộ đội Biên phòng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới, nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 ở trong nước rất lớn. Vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vẫn kiên cường bám chốt, duy trì nghiêm công tác tuần tra, kiểm soát, nắm chắc tình hình trên các tuyến biên giới, đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, tội phạm nguy hiểm và giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Trong Chuyện đêm hôm nay, biên tập viên Đài TNVN có cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Lê Văn Phúc - Phó Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, để người dân yên tâm đón Tết:
Thủ đô Hà Nội lên phương án phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.- Hôm nay Học viện Quân y bắt đầu tiêm mũi 2 vaccinne nanocovax ngừa covid 19 cho 17 tình nguyện viên còn lại thuộc nhóm 1.- Tây Ban Nha ban bố tình trạng thảm họa tại thủ đô Madrid vì bão tuyết
Trong những ngày cuối cùng của năm 2020 này, trong khi rất nhiều nước trên thế giới đang “đắm chìm” vì dịch bệnh Covid-19 với mọi hy vọng đều dồn vào vắc xin tiêm phòng, thì Việt Nam cũng đang đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin này. Việc các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tham gia vào cuộc đua sản xuất vắc xin đã cho thấy trình độ công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam đã theo kịp sự phát triển chung của thế giới. Theo các chuyên gia y tế, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 của Việt Nam đã đi đúng hướng, lựa chọn công nghệ phù hợp khi lựa chọn công nghệ vector virus. Đây là công nghệ khá mới, ngay cả vắc xin của Nga công bố thành công cũng chính là những vector virus. Vậy chúng ta đang có những bước tiến như thế nào trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid 19? Bộ Y tế đang có sự hỗ trợ cũng như quản lý nhằm đảm bảo quy trình an toàn cho vắc xin ra sao? Đây là nội dung sẽ được bàn luận trong câu chuyện Thời sự hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, Chánh Văn phòng Chương trình Phát triển Vắc xin Quốc gia về nội dung này
- Công bố Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức: Vận hành bộ máy hành chính nhà nước như thế nào để không bị xáo trộn của cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.- Thành tựu phòng chống Covid-19 nhìn từ việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin Sars Cov 2 “made in Viet Nam”.- Triển vọng thỏa thuận đầu tư toàn diện Liên minh châu Âu - Trung Quốc”.- Kon Tum: Giáo viên lo lắng khi học sinh lớp 1 vẫn chỉ học 1 buổi/ ngày.- Thúc đẩy sự chuyển đổi số của chính quyền ở TP.HCM.- Giao thừa 2021 tại New York không còn đám đông Quảng trường Thời đại.
Trong cuộc họp báo Bộ Ngoại giao diễn ra tại Hà Nội, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, cho dù có những thay đổi mới do tình hình dịch bệnh Covid 19 trong nước, Việt Nam vẫn luôn quan tâm tới việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước để không để ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời nỗ lực để người dân có thể được tiếp cận với những vaccine ngừa Covid-19 trong thời gian sớm nhất.
Các lô vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên dự kiến sẽ được giao tới Pháp vào giữa tháng 1 năm sau. Trong bối cảnh này, nước Pháp đang gấp rút triển khai chiến lược tiêm chủng đối với người dân, trong đó việc tiêm chủng đại trà sẽ chỉ được tiến hành từ khoảng tháng 4/2021. Phóng viên Huỳnh Điệp - Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, đưa tin:
Không lơ là công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 dù đang trong mùa mưa bão, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tăng cường quân số, trang bị nhiều phương tiện cho lực lượng cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới. Trên tuyến đầu do lực lượng biên phòng phối hợp với các lực lượng có liên quan, các đơn vị đã bố trí 41 chốt chặn. Tuyến sau do các xã phường của thành phố Hà Tiên phụ trách đã bố trí lực lượng duy trì các chốt kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới bộ, biển, đường mòn lối mở, nhằm thực hiện tốt công tác kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.
Sau khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới vào ngày 11/8, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang “tăng tốc” để cố gắng thu hẹp khoảng cách với Nga trong “cuộc đua vaccine”. Nhưng trong khi các loại vaccine Covid-19 mà Mỹ và Trung Quốc phát triển vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3, và sớm nhất phải đến tháng 11 mới có thể cấp phép, thì Nga mới đây lại vừa tuyên bố sẽ hoàn tất đăng ký cho loại vaccine Covid-19 thứ hai trước ngày 15/10 tới. Dù khả năng phát triển vaccine Covid-19 “thần tốc” của Nga vấp phải một số ý kiến lo ngại của các nhà khoa học, nhưng không thể phủ nhận việc dẫn đầu trong “cuộc đua vaccine” đang mang lại cho Nga rất nhiều lợi thế cả về kinh tế và chính trị. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi theo dõi những diễn biến đáng chú ý về việc “Nga nới rộng khoảng cách trong cuộc đua vaccine Covid-19” trong 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)