Cùng với Bộ Giáo dục và đào tạo, đã có thêm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng không quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn viên chức thuộc ngành mình. Bộ Nội vụ thì đang dự thảo thông tư sửa đổi về tiêu chuẩn đối với công chức hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Bộ Thông tin truyền thông cũng đã có dự thảo thông tư theo hướng bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên, thực tế, không chỉ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà còn nhiều loại chứng chỉ, giấy tờ khác, như chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên; chứng chỉ bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên… với báo chí hiện cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng không phù hợp. Rõ ràng, việc rà soát lại những giấy tờ này là cần thiết, nhằm tiến tới loại bỏ dần “giấy phép con” trong công tác cán bộ.
Bỏ ‘Giấy phép con’ mang tên chứng chỉ: Không chỉ dừng lại ở tin học, ngoại ngữ.- Bộ môn thể thao truyền thống độc đáo tại Ấn Độ - Mallakhamb.
Một thực tế tồn tại hàng chục năm qua, đó là công chức, viên chức phải có hàng loạt chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cùng các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… mới được thăng hạng, giữ hạng hay nâng ngạch. Luật Viên chức và một số Nghị định, Thông tư cũng nêu cụ thể những “tiêu chí”, “tiêu chuẩn” này. Vì sao tới nay vấn đề này vẫn gây bức xúc trong dư luận? Giải quyết những rắc rối, bất cập khi triển khai thực hiện những nguyên tắc cũ, trong bối cảnh kinh tế-xã hội mới như thế nào là hợp lý? PGS.TS Mạc Văn Tiến – chuyên gia an sinh xã hội, lao động, việc làm, đề cập rõ hơn vấn đề này.
Tại Hà Nội, TW Đoàn TNCS HCM tuyên dương khen thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu. - Bộ LĐ-TB-XH, Bộ TT-TT và Tik tok Việt Nam phối hợp lập đường dây nóng xử lý nhanh các vi phạm để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.- Từ 27-31/3 xâm nhập mặn ở các sông Vàm cỏ - Cửu long có xu thế tăng cao.- Ca-ta (Qatar) tăng mạnh lương tối thiểu.- Nhật bản chính thức không cho khán giả nước ngoài tham dự Olimpic, cam kết hoàn tiền vé.- Bình luận: Đối thoại Mỹ - Trung: Ném đá dò đường - Băng giá vẫn hoàn băng giá.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến về quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc với Ban chỉ đạo công tác bầu cử tỉnh Kiên Giang.- Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đề xuất liên thông tình trạng tiêm chủng vaccine Covid-19 với dữ liệu dân cư quốc gia.- Dịch Covid-19 đang khiến các doanh nghiệp ở Đà Nẵng khó khăn trong tuyển dụng lao động phổ thông, mặc dù tỷ lệ người thất nghiệp ở địa phương này vẫn ở mức cao.- Đối thoại cấp cao trực tiếp giữa các quan chức ngoại giao Mỹ và Trung Quốc tại bang Alaska của Mỹ đã biến thành cuộc chỉ trích qua lại gay gắt ngay từ những phút đầu tiên.- Triều Tiên tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia sau khi quốc gia này cho dẫn độ một công dân của Triều Tiên sang Mỹ.
Trong tháng 3 này, dù vui mừng khi Bộ Giáo dục Đào tạo đã bỏ các điều kiện về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng cho giáo viên, nhưng hiện nhiều nhà giáo đang tâm tư và lo lắng. Nhiều nơi, giáo viên phải “chạy đua” đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và “thấm” những đoạn trường trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Việc yêu cầu một thứ không gắn với chuyên môn, công việc hằng ngày của giáo viên, công chức, viên chức, chỉ có tác dụng “làm đẹp hồ sơ” liệu có cần thiết? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn nội dung: “Chạy đua chứng chỉ nghề nghiệp để thăng hạng giáo viên: Một kiểu “giấy phép con” hành giáo viên với sự tham gia của chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
Hàng trăm tấm bằng giả tại trường Đại học Đông Đô đã cấp cho các học viên, trong đó có 55 trường hợp sử dụng bằng này để học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ là câu chuyện gây bức xúc dư luận thời gian qua. Bằng thật, học giả, bằng giả, học giả có phần phổ biến thời gian qua là hệ lụy của quá trình tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức đang đòi hỏi quá nhiều loại bằng cấp. Khi mua những văn bằng, chứng chỉ, công chức, viên chức mua được sự yên tâm, mua được sự hợp lệ và bước qua được điều kiện, thậm chí là “cửa ải” đầu tiên trong cuộc chạy đua tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm. Liệu bỏ tiền ra mua, sở hữu trong tay tấm bằng nhưng có sở hữu được kiến thức, năng lực, và công việc họ đang làm có thực sự cần đến những văn bằng, chứng chỉ đó không? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)