Bộ Nội vụ vừa tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành khẩn trương hướng dẫn bỏ quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ tin học, hoàn thành trước ngày 31/12 tới để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng để bảo đảm đồng bộ trong việc thực hiện chủ trương cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp đối với công chức, viên chức, việc sớm bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ là cần thiết.
Khi chính quyền địa phương và doanh nghiệp triển khai đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn", hàng trăm người dân từ vùng thấp đến vùng cao ở các huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu đã hồ hởi tham gia, với mong muốn có được kiến thức và chứng chỉ nghề để xin việc làm, có thu nhập. Thế nhưng đến nay, đã hơn 2 năm kể từ khi khóa học kết thúc, hơn 500 học viên vẫn chưa được nhận chứng chỉ, cũng như các khoản tiền hỗ trợ theo quy định.
Sau khi bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ của công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, Bộ Nội vụ đang kiến nghị Chính phủ giảm hơn 100 chứng chỉ bồi dưỡng bắt buộc với công chức, viên chức. Đề xuất này có khả thi? Và làm thế nào để cắt giảm chứng chỉ nhưng không giảm chất lượng?
- Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hàng loạt chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức - Giảm chi phí không chính thức, giảm tham nhũng vặt.
Bộ Nội vụ vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ hơn 100 loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Trong đó, có quy định bỏ quy định bắt buộc chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức bỏ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cho giáo viên. Bộ Thông tin truyền thông cũng đang rà soát bỏ một số chứng chỉ. Trước “thiên la địa võng” chứng chỉ, gây phiền hà cho cán bộ, công chức, viên chức, đề xuất của Bộ Nội vụ được cho là phù hợp với hiện thực của xã hội, xu thế của thời đại.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Bộ Nội vụ cho rằng cần cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng. Như vậy sẽ giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Cùng trao đổi với 2 vị khách mời là ông Nguyễn Thanh Bình, Vụ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ và bà Nguyễn Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII để làm rõ nội dung này.
Bỏ chứng chỉ bồi dưỡng và chức danh nghề nghiệp: Việc cần làm.- Hà Nội: phát hiện cơ sở sản xuất quần áo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.- Tranh cãi về quyết định của Tổng thống Mỹ hủy chính sách nhập cư “Ở lại Mexico".- Giới trẻ Trung Quốc không mặn mà với chính sách 3 con.- Hơn 114 ngàn tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 5.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm và mục tiêu cao nhất của Việt Nam là lấy con người làm trung tâm và chủ thể. Hội nghị thông qua Tuyên bố Seoul nhấn mạnh tầm quan trọng phục hồi xanh xây dựng lại nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.- Làm việc với đại diện COVAX Facility, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn Việt Nam tiếp tục được hỗ trợ tiếp cận và cung ứng vaccine Covid-19.- Bộ Nội vụ đề xuất bỏ yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và cắt giảm quy định về chứng chỉ bồi dưỡng trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.- Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông báo, kho dự trữ urani làm giàu của Iran hiện cao gấp khoảng 16 lần so với giới hạn quy định trong thỏa thuận hạt nhân 2015.- Bất phân thắng bại trong trận giao hữu duy nhất của đội tuyển Việt Nam với Jordan, trước khi đội tuyển bước vào 3 trận đấu cuối cùng của vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á.
Không chỉ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà còn nhiều loại chứng chỉ, giấy tờ khác khiến cán bộ, công chức, viên chức bất bình, mệt mỏi vì sự phi lý. Muốn thăng hạng, giữ hạng, hay nâng ngạch, viên chức trên cả nước buộc phải có những tấm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và chức danh nghề nghiệp… Rõ ràng, chứng chỉ, văn bằng đang trở thành gánh nặng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc rà soát lại những giấy tờ này là cần thiết, nhằm tiến tới loại bỏ dần “giấy phép con” trong công tác cán bộ.
Bỏ ‘Giấy phép con’ mang tên chứng chỉ: Không chỉ dừng lại ở tin học, ngoại ngữ.- “Về Nam Tiến nghe kể chuyện Bác Hồ”.- Nỗ lực quảng bá nghệ thuật múa võ Samurai (Nhật Bản) gặp khó do Olympic cấm du khách nước ngoài.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)