- Hôm nay là ngày thứ 8 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Dịch bệnh đã khiến gần 5 triệu lao động phải ngừng việc và mất việc, kéo tỷ lệ người có việc làm quý 1 năm nay xuống thấp nhất 10 năm.- Trước một số thông tin về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cao hơn nhiều lần so với giá thực tế, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh khẳng định, đây là thông tin không chính xác.- Mưa đá, lốc, sét tại các tỉnh miền núi Tây Bắc đã làm 5 người chết, 12 người bị thương.- Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị y án tù chung thân về tội nhận hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.- Mỹ vẫn là tâm dịch Covid-19 với gần 50.000 người tử vong, chiếm 50% số ca tử vong trên toàn cầu.- Liên minh Châu Âu chuẩn bị kế hoạch trị giá hàng nghìn tỷ Euro để phục hồi kinh tế.- Quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị Hải quân nước này "bắn hạ" các tàu của Iran nếu "có hành động khiêu khích" tại vùng Vịnh.
- Học sinh đi học trở lại: Trường học phải an toàn - an toàn thì mới đến trường.- Các quốc gia châu Âu thận trọng tìm giải pháp cho học sinh đi học trở lại.- Các trường tư thục "lay lắt" chờ qua mùa dịch Covid-19.
- Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu và dấu chứng nhận lưu hành tự do cho bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này sang Anh và khu vực châu Âu.- Các địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.- Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh bày tỏ băn khoăn, lo lắng nếu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp như Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu "Quyền tiếp cận công bằng" với vaccine phòng chống Covid-19.- Sri Lanka tưởng niệm 1 năm ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu làm hơn 250 người thiệt mạng.
Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.
- Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.- Mỹ và châu Âu xem xét dỡ bỏ lệnh phong toả chuẩn bị các kịch bản kinh tế.- Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số?- Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến- Giải pháp tốt góp phần tiêu thụ nông sản trong thời điểm giãn cách xã hội hiện nay.
Theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội, ngày mai (20/4), Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Cũng tại phiên họp này, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) báo cáo tại phiên họp này của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đây là bước quan trọng để Bộ Công Thương phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định này tại phiên họp sắp tới. Phóng viên Nguyên Long thông tin:
Sau hơn 1 tháng đóng cửa để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đến nay, một số nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phong tỏa, nhằm giảm sức ép lên nền kinh tế. Mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa công bố các chỉ dẫn mở cửa nền kinh tế. Mặc dù các biện pháp nới lỏng được thực hiện một cách thận trọng, song nhìn vào bản đồ dịch Covid-19 đang lây lan trên khắp thế giới, nhiều câu hỏi đang đặt ra, chẳng hạn như những bước đi như vậy có rủi ro như thế nào và những quyết định nới lỏng được tính toán dựa trên cơ sở? Cùng bàn về chủ đề này, biên tập viên Thanh Huyền trao đổi với PV Phạm Huân – thường trú tại Mỹ và phóng viên Quang Dũng – thường trú tại Pháp.
Tổ chức Y tế thế giới ngày 11/04 phát đi cảnh báo các nước có thể đối mặt với các đợt bùng phát nguy hiểm trở lại, nếu sớm gỡ bỏ các biện pháp phong toả hoặc giãn cách xã hội đang được áp dụng để đối phó với đại dịch Covid-19. Quang Dũng, PV Đài TNVN thường trú tại Pháp phụ trách khu vực Tây Âu đưa tin.
Những nguy cơ và hố sâu chia rẽ trong lòng Liên minh châu Âu (EU) đang hiện hữu khi đứng trước thách thức phải xử lý, ứng phó với đại dịch Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu là do những khác biệt về quan điểm trong xử lý khủng hoảng hay tương trợ lẫn nhau của các nước châu Âu - mà “càng lúc khó lại càng bộc lộ rõ nét”! Liệu giới chức châu Âu cũng như các nước đầu tàu châu Âu có thể làm gì và cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay? Đâu mới thực sự là kế hoạch Marshall của châu Âu? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu thông tin chi tiết.
- Giải pháp ứng phó với hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL.- Đâu là kế hoạch Marshall thực sự cho châu Âu?- Ngư dân vững tin vươn khơi bám biển.- Cách li triệt để - “lá chắn” hiệu quả trong chống dịch COVID-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)