Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết: Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 18/8 đến 06h00 ngày 19/8), địa phương này ghi nhận 44 ca dương tính mới với COVID-19. Trong đó, 22 ca cộng đồng, nhiều ca có lịch trình di chuyển ngoài cộng đồng phức tạp.
Hôm nay, nước ta vượt ngưỡng 300 nghìn ca mắc Covid 19, trong đó TP Hồ Chí Minh, Bình Dương là 2 tỉnh có số ca mắc chiếm 2/3 tổng số ca cả nước. Khi số ca mắc gia tăng không ngừng sẽ khiến các địa phương phải tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội lâu dài để kiểm soát dịch bệnh. Song nhìn lại thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đang cho thấy những bài học gì để trong thời gian tới, những giải pháp nghiêm ngặt nào cần triển khai để công tác phòng chống dịch phát huy hiệu quả, kiểm soát được đà lây lan của dịch bệnh? Cùng trò chuyện với khách mời là PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng để tìm hiểu về kịch bản tổng lực để ngăn chặn dịch bệnh khi đất nước ta vượt ngưỡng 300 nghìn ca mắc Covid 19.
Giảm thuế - giải pháp cấp bách giúp doanh nghiệp, người dân vượt khó -Chính sách thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp: Cần sát với tình hình thực tế.- Ngân hàng thương mại: Mở rộng cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn -Thực tiễn của LienVietPostBank.
Trong đợt dịch lần thứ 4 này, trong quá trình điều trị, chăm sóc cho người bệnh, hàng trăm y bác sỹ đã bị nhiễm Covid 19. Song ngay sau khi khỏi bệnh, họ lại tiếp tục sứ mệnh chữa bệnh cứu người. Áp lực quá tải bệnh nhân khiến công việc của các thầy thuốc tăng lên gấp 3, 4 lần bình thường. Vậy những thầy thuốc F0 cùng các đồng nghiệp đã chiến đấu chống lại Covid 19 và đảm bảo công việc của mình tại tâm dịch TP Hồ Chí Minh ra sao? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của BS Nguyễn Mạnh Hà, Đoàn Thầy thuốc tỉnh Quảng Ninh đang chi viện cho TP Hồ Chí Minh về nội dung này.
Bác sỹ F0 cứu chữa bệnh nhân trong tâm dịch.- Hà Nội hỗ trợ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn- ấm lòng tinh thần tương thân tương ái.
Dịch Covid-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện. …Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “ dân chủ” “ nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng- Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa.
- Các địa phương vùng dịch khẩn trương hỗ trợ người lao động tự do và người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. - Đắk Lắk: Nhiều đoàn viên thanh niên viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng chống dịch.
Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp thì những hoạt động trực tuyến, số hóa trên môi trường mạng internet đã phát huy hiệu quả hơn bao giờ hết, góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế xã hội. Ở cấp tỉnh, Quảng Ninh là một trong những địa phương được đánh giá cao trong thực hiện "mục tiêu kép", cũng như đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp CNTT thông minh phục vụ phòng chống dịch. Quảng Ninh đã triển khai như thế nào? Nền tảng để Quảng Ninh có được những kết quả tích cực này và những kinh nghiệm được rút ra để đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ toàn diện trong đời sống, đóng góp vào mục tiêu Chuyển đổi số quốc gia trong điều kiện dịch bệnh vẫn có thể kéo dài? Các vị khách mời là Bà Lê Ngọc Hân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; Ông Dương Văn Hào - Phó Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên và Bà Nguyễn Hải Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh cùng trao đổi làm rõ hơn những nội dung này
- Gánh nặng đè lên vai người dân ĐBSCL khi giá phân bón tăng, giá lúa giảm - Giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong đại dịch Covid19 - Làm giàu với cây có múi
Ngày 6/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, trong đó áp dụng một số nội dung khác với quy định của luật. Đây là việc cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Quốc hội về quyết nghị cho Chính phủ có cơ chế đặc thù, quyết sách kịp thời trong phòng chống dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, Nghị quyết 86 đã đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-7-2021 đến hết ngày 31-12-2022.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)