Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của công cuộc đổi mới ở các ngành, các cấp luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” được quan tâm đặc biệt nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực.
Ngay khi chuyển sang năm mới 2021, chính phủ Nga đã bắt tay triển khai cải cách toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước. Đây là cuộc cải cách hành chính công lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây tại Liên bang Nga, đặt ra không ít khó khăn và thách thức cho chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Dự kiến, quá trình triển khai sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng và sẽ ảnh hưởng đến 45 bộ, ban, ngành cũng như cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên trên toàn quốc. Đâu là những nội dung trọng tâm cũng như kỳ vọng của chính quyền Mát-xcơ-va với bước đi quyết liệt này? Những khó khăn và thách thức nào đang chờ đợi nước Nga để có thể tiến hành cải cách triệt để và hiệu quả?
Năm 2020 đã kết thúc, năm mới 2021 đã đến. Nhìn lại 1 năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra vào những ngày cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất trong 5 năm nhiệm kỳ về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên của cả dân tộc.Trong những thành công chung của đất nước trong năm qua, không thể không nhắc đến những thành tựu, những dấu ấn quan trọng trong công tác cải cách hành chính, làm tiền đề để tạo ra những thay đổi căn bản cho năm 2021, mang lại nhiều niềm vui hơn cho người dân và doanh nghiệp.Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Cải cách hành chính và những tín hiệu vui trong năm mới 2021” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Tiến sỹ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát các văn bản pháp luật và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia.
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính luôn được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quan tâm, chú trọng và coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - xã hội, nhằm sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính nhà nước, giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn trong tình hình mới. Trong tiến trình đó, ngành Tài chính nói chung và ngành Hải quan nói riêng đã nỗ lực đẩy mạnh triển khai cải cách hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực và đã được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Một trong những nội dung được người dân đặc biệt quan tâm trong Dự án Luật cư trú sửa đổi, dự kiến được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 10 là quy định quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân thay thế sổ hộ khẩu giấy.Việc bỏ hộ khẩu giấy sẽ góp phần tiến tới công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí, xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân. Bên cạnh đó còn bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân theo Hiến pháp.
Dự án Luật Cư trú sửa đổi nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và người dân bởi chính sách thay thế việc quản lý cư trú gồm thường trú, tạm trú từ sổ giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân và việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương. Thảo luận tại hội trường đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, xây dựng Chính phủ điện tử từ quản lý số hóa toàn diện hộ khẩu, cần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính sổ hộ khẩu, đặc biệt tiến tới số hóa toàn diện hộ khẩu, tạm trú
- Cải cách hành chính để giảm chi phí tuân thủ pháp luật: Những vấn đề đặt ra.- Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới Hà Tĩnh.
Hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức lớn do đại dịch COVID-19 được triển khai thời gian vừa qua, theo yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ. Các giải pháp tập trung cải cách hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp… Có thể nói, các giải pháp đúng, trúng những mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp nhưng quá trình thực thi đòi hỏi sự kịp thời, linh hoạt, phù hợp và giám sát cụ thể.
Ngày 4/7, đoàn công tác Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và Ban Chỉ đạo 389 của Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo, làm trưởng đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại thành phố Hải Phòng và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Hải Phòng. Tin của Thanh Nga, PV Đài TNVN cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc.
- Quảng Ninh: Cải cách hành chính vẫn còn nhiều dư địa.- Giao dịch điện tử, cải cách thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam bứt phá sau dịch Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)