Các trường đại học trên cả nước đã đồng loạt công bố điểm trúng tuyển đợt 1 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021. So với năm trước, điểm chuẩn năm nay tăng mạnh, thậm chí có những ngành học điểm trúng tuyển trên 30 điểm. Xung quanh câu chuyện này, Bộ GD&ĐT có những phân tích và lý giải qua ý kiến của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội khóa 15 bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.- Hưởng ứng lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, sau 1 ngày, hơn 1.300 lượt người tình nguyện đăng ký hỗ trợ TPHCM phòng chống dịch bệnh.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả phân tích phổ điểm của từng môn thi và phổ điểm của một số tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 đợt 1. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xác định ngưỡng điểm xét tuyển.- Afghanistan kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hành động bạo lực mới khi Taliban nhằm vào lực lượng an ninh Chính phủ và dân thường.- Bão In-Fa chính thức đổ bộ lần hai vào Trung Quốc gây ra đợt mưa lũ lớn lịch sử ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thường trực giữa Chính phủ với 27 địa phương phía Nam về công tác phòng, chống dịch COVID-19.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Trong đó kịch bản lạc quan nhất, dịch kiềm chế được trong tháng 8 thì GDP năm nay có thể đạt 6,2%.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án các môn thi trắcnghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đang ở giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ ba.- Taliban và chính phủ Afganistan gấp rút đàm phán hòa bình nhằm ngăn ngừa một cuộc nội chiến.
Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.- Liên tiếp phát hiện các ca nhiễm mới, tỉnh Bình Dương đang nỗ lực cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh COVID19 trong khu vực doanh nghiệp.- Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung quy định về tuyển sinh đại học năm nay.- Nhân ngày “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” 26/6, bài viết giới thiệu về những đổi thay ở một bản vùng cao của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, khi người dân ở đây từng bước đoạn tuyệt với cây thuốc phiện.- Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ “thất bại mang tính hủy diệt” nếu tìm cách “độc lập bằng vũ lực”.- Nhật Bản xem xét tổ chức Thế vận hội không có khán giả nếu dịch COVID19 vẫn diễn biến phức tạp.
Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành. Trong khi đó, khung thời gian năm học 2020-2021 được Bộ ấn định kết thúc vào ngày 31/5 nên chỉ có những địa phương mới bùng phát dịch COVID-19 phải lui thời gian kết thúc năm học, còn lại thì đa phần các địa phương đã tổng kết năm học vào tuần cuối của tháng 5 vừa qua. Do vậy, cơ bản, văn bản này không có nhiều ý nghĩa trong năm học này. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Thông tư 20 ban hành năm 2018 với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, thường được tổ chức thực hiện vào thời điểm cuối năm học. Thế nhưng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của giáo viên vì ít có ngành nào tuyển dụng mà năm nào cũng phải xếp chuẩn nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?
Sáng nay, Quốc hội thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước.- Việt Nam bắt đầu các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4 này.- Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý để Học viện Múa Việt Nam được cấp bằng tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh theo thẩm quyền.- Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan đến vụ án ma túy xảy ra tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.- Philippin phát hiện một số công trình nhân tạo trái phép gần nơi tàu Trung Quốc tập trung trên Biển Đông.- Phi hạt nhân hóa sẽ là trọng tâm trong chính sách mới của Mỹ với Triều Tiên.
- Dư luận đang quan tâm về quyết định của Bộ GD&ĐT đưa môn tiếng Hàn và tiếng Đức vào giảng dạy như một ngoại ngữ bắt buộc trong trường học. Lấy đâu ra nguồn lực giáo viên để dạy học? Việc thí điểm liệu có khả thi?- Gặp gỡ những “đại sứ” nhí lan tỏa tình yêu đọc sách.- Thầy thuốc quân hàm xanh ở vùng biên giới Đắk Lắk.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương mới đây Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên. Tuy nhiên, có một vấn đề vướng mắc là Luật Giáo dục 2019 quy định chuẩn trình độ của nhà giáo mầm non có trình độ cao đẳng, tiểu học và trung học cơ sở phải có trình độ đại học trở lên. Việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019. Do vậy, Bộ hay các địa phương cũng không thể cho phép tuyển dụng giáo viên chưa đạt chuẩn vì như vậy là làm trái luật. BTV Đài TNVN và PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận về nội dung này.
- Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.- Xuất hiện nhiều điểm nứt, lún trên diện rộng gần thủy điện Đắc R'tih ở Đắc Nông. Chính quyền địa phương yêu cầu các cơ quan chức năng, chủ đầu tư có biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân gần khu vực hồ, đập.- Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi nguy cơ sạt lở đất vẫn hiện hữu ở các huyện miền núi.- Bộ Giáo dục và đào tạo chuẩn bị tổ chức thẩm định vòng 2 sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 với nhiều điểm mới trong công tác thẩm định nhằm tránh sai sót như trong một số cuốn sách lớp 1 vừa qua.- Kỷ niệm 103 năm ngày Cách mạng tháng 10 Nga - sự kiện lịch sử, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.- Nước Mỹ chia rẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống khi hàng triệu cử tri xuống đường để ủng hộ 2 ứng cử viên. Trong khi đó cả ông Donald Trump và Joe Biden đều tuyên bố, bên đang gấp rút chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý, được dự báo có thể kéo dài.
Những ý kiến trái chiều về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo kiểm tra, có phương án xử lý phù hợp trước những phản ánh tiêu cực về sách giáo khoa lớp 1 mới. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo trong việc lựa chọn bộ sách Cánh diều cho chương trình giảng dạy. BTV Hải Quân ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, nhà giáo dục về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)