- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020; kế hoạch năm 2021; mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.- Bão số 10 trên biển Đông có xu hướng mạnh lên. Do ảnh hưởng của cơn bão này, khu vực Trung Bộ dự báo tiếp tục có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 15-25%.- Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành công điện khẩn đề nghị các địa phương triển khai các giải pháp cấp bách để ngăn ngừa nguy cơ bệnh viêm da lần đầu tiên xuất hiện trên đàn trâu, bò tại Việt Nam.- Mọi sự chú ý của thế giới hôm nay đều đổ dồn về nước Mỹ, nơi mà cử tri sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Cuộc bầu cử được nhận định là rất khó đoán định, không chỉ khiến người dân Mỹ hồi hộp, mà phần còn lại của thế giới cũng đang nín thở theo dõi.- Ngay trước ngày tái phong tỏa do dịch Covid-19, thủ đô Viên của Áo bị rung chuyển bởi hàng loạt vụ xả súng, khiến ít nhất 7 thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Chỉ còn hơn một giờ đồng hồ nữa, các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử được đánh giá là gay cấn nhất, hấp dẫn nhất và khó dự đoán nhất trong nhiều mùa bầu cử trở lại đây. Trong 4 năm vừa qua, dưới sự điều hành đất nước của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ đã có rất nhiều thay đổi, theo cách mà ông Donald Trump gọi là “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Vậy liệu sau kỳ bầu cử năm nay, ông Donald Trump sẽ có cơ hội tiếp tục triển khai những những chính sách mà ông đang theo đuổi, hay ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng và dẫn dắt nước Mỹ theo một con đường hoàn toàn khác? Đó là vấn đề sẽ được đề cập trong Dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức vào ngày 3/11. Dư luận Nga cho rằng, nếu Tổng thống đương nhiệm Donald Trump giành chiến thắng, rất ít khả năng sẽ thay đổi trong quan hệ đối với Nga. Nhưng nếu ứng cử viên Joe Biden thắng, chính sách của Mỹ đối với Nga chắc chắn sẽ khác. Đối với nền kinh tế Nga, điều quan trọng chính là chính sách trừng phạt sẽ thay đổi như thế nào. Anh Tú, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga đề cập:
Ngày 3/11, nước Mỹ sẽ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 - một sự kiện không chỉ được người dân Mỹ mà cả thế giới cùng quan tâm. Vào thời điểm trước giờ G, cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn hết sức kịch tính và tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ bởi không ai biết được cán cân bầu cử đang thực sự nghiêng về bên nào. Phân tích về tương quan giữa hai ứng cử viên vào trước giờ bỏ phiếu, BTV THu Hà trao đổi với Đại sứ Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ.
- Siêu bão Gôni giật cấp 17 đang tiến nhanh vào Biển Đông.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp.- 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương hoàn thành việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025.- Từ hôm nay, Trung Quốc chính thức chia sẻ dữ liệu thủy văn quanh năm với các nước Mê-kông.- Hơn 90 triệu trên tổng số 230 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu bầu cử sớm.
Chỉ còn 2 ngày nữa nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm tới. Cả thế giới đang theo dõi cuộc đua vào nhà Trắng từ nhiều tháng qua. Không ai có thể chắc chắn về cán cân bầu cử nghiêng về bên nào? "Bầu cử Mỹ trước giờ G – vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ" là nội dung bình luận của BTV Thu hà.
Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra 4 năm một lần và được coi là cuộc bầu cử gay cấn và kéo dài nhất thế giới. Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử viên cho đến khi trở thành tổng thống là cả một quá trình phức tạp, với nhiều giai đoạn. Ngay cả việc bỏ phiếu cũng tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua email. Đặc biệt năm nay do đại dịch Covid-19 tại Mỹ vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nên hình thức bỏ phiếu sớm và không trực tiếp gia tăng với số phiếu cao chưa từng có. Điều này được cho sẽ khiến cho cuộc bầu cử năm nay trở nên khó đoán định.
Chỉ hơn 1 tuần nữa nước Mỹ sẽ bước vào sự kiện quan trọng- cuộc bầu cử Tổng thống nhằm tìm ra người chèo lái nền kinh tế số 1 thế giới. Trong tuần cuối mang tính quyết định này, Tổng thống đương nhiệm Donald trump có vẻ như đang cố bắt kịp đối thủ Joe Biden bằng những chiến dịch vận động tranh cử dồn dập trên khắp đất nước. Thì trái ngược với động thái gấp rút của ông Trăm, ứng viên Đảng dân chủ Biden lại có phần thong thả hơn khi cuộc đua vào Nhà Trắng bước vào giai đoạn nước rút nhờ lợi thế về cách biệt tỉ lệ ủng hộ trong hàng loạt khảo sát gần đây. Tổng hợp của Biên tập viên Phương Anh.
Trong bối cảnh chỉ 1 tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dư luận đang rất quan tâm đến cán cân giữa hai ứng cử viên là ông Donald Trump và ông Joe Biden. Người ta nhận thấy đã có sự lưỡng lự và dao động trong quyết định của các cử tri lớn tuổi - nhóm cử tri đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc chạy đua năm 2016. Nếu như năm 2016, ông Donald Trump hơn đối thủ Hillary Clintơn tới 9% điểm ủng hộ của nhóm cử tri từ 65 tuổi trở lên thì năm nay, ông Trump lại bị ông Biden dẫn trước với khoảng 2%. Ngay bây giờ, để hiểu rõ hơn vai trò của nhóm các cử tri lớn tuổi tại Mỹ, phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích cụ thể cùng quí vị.
- Bão chồng bão, lũ chồng lũ! Vì sao mưa lũ dồn dập ở miền Trung trong tháng 10?- Cử tri lớn tuổi ở Mỹ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)