Ngày 23/5 tới sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới. Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc bầu cử này, từ hôm nay, 15/3, kênh Thời sự VOV1 sẽ thực hiện chuyên mục “Hỏi đáp về bầu cử”, phát sóng trong các Chương trình Theo dòng thời sự từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Quý vị và các bạn chú ý đón nghe để có thêm những thông tin hữu ích và cùng tham gia có trách nhiệm vào cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật Thiên Thanh, giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến việc ứng cử Đại biểu Quốc hội và ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân. Cụ thể: - Những người nào không được ứng cử Đại biểu QH và HĐND? - Một người vừa ứng cử Đại biểu QH, vừa ứng cử Đại biểu HĐND các cấp có được không? - Người ứng cử Đại biểu QH và HĐND các cấp có thể là thành viên trong tổ chức phụ trách bầu cử, Ban bầu cử được không?
Đức hôm nay chính thức khởi động “năm siêu bầu cử”, với cuộc bầu cử địa phương tại 2 bang Rhineland-Palatinate và Baden-Wuerttemberg. Cả hai cuộc bỏ phiếu được coi là bài kiểm tra “tâm trạng quốc gia” trước cuộc tổng tuyển cử ngày 26/9. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên trong 15 năm qua, bầu cử không có sự tham gia của đương kim Thủ tướng Angela Merkel.
“Được dân tin” đó là thành quả, là sự ghi nhận thiết thực nhất mà mỗi đại biểu dân cử mong muốn có được trong hoạt động của mình. Đó cũng là động lực, là sự thôi thúc để đại biểu dân cử vượt qua những khó khăn, thách thức làm tròn trọng trách được nhân dân tin cậy giao phó. Nhưng để dân tin, không cách nào khác, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải thuyết phục được cử tri bằng chính những việc làm, hoạt động cụ thể và cần thêm những cơ chế để đại biểu làm tròn vai của mình. Những cơ chế đó cần được lưu tâm ngay từ khâu bầu cử bởi chất lượng đại biểu Quốc hội phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng lựa chọn, bầu cử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, phóng viên Vân Hồng có cuộc trò chuyện với đại biểu K’Sor H’Bơ Khắp để giúp quý vị hiểu hơn về hoạt động, về những tâm tư, trăn trở của đại biểu dân cử cũng như những mong muốn của cử tri vào chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 thành công, lựa chọn được những đại biểu dân cử xứng đáng thì công tác nhân sự nói chung và quy trình hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là khâu nhằm lựa chọn, giới thiệu người ứng cử. Các đại biểu Quốc hội đề nghị, việc giới thiệu các ứng cử viên phải bảo đảm khách quan, dân chủ, chất lượng và thể hiện được cơ cấu, thành phần, số lượng đại diện cho trí tuệ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Hôm nay, Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố Nghị quyết quy định về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử trong cả nước.- Dữ liệu cá nhân đang được tìm thấy quá dễ dàng trên mạng internet và bị mua bán – trục lợi. Làm thế nào để bảo vệ được dữ liệu cá nhân? Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam về nội dung này. Bình luận: “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư – nền tảng số công dân”.- Hải Dương ra thông báo khẩn tìm người tới 5 địa điểm liên quan ca mắc COVID-19 mới ghi nhận.- Căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq bị tấn công tên lửa.- Mỹ triển khai 8 ưu tiên trong chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 20221 -2026 vào ngày 23/5/2021 đang tích cực được triển khai... Thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội và ĐBHĐND các cấp từ các khóa trước cho thấy, nếu chuẩn bị tốt, thận trọng, khách quan, đúng quy trình, thủ tục thì sẽ lựa chọn được những người thực sự tiêu biểu, có đủ đức, đủ tài, xứng đáng vào Quốc hội. Ngược lại, nếu chuẩn bị không kỹ sẽ không giới thiệu được người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, có thể ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Quốc hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
Tại phiên họp lần thứ 53 khai mạc vào chiều 22/2, Ủy ban TVQH sẽ điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15. Trước đó, những ngày qua tại trung ương và các địa phương đã tiến hành Hiệp thương lần thứ nhất điều chỉnh cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tinh thần các cuộc Hiệp thương theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đó là: lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Với tinh thần dân chủ, khách quan, thẳng thắn, xây dựng, trách nhiệm cao, các đại biểu cho ý kiến vào Dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Tờ trình của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về cơ cấu, thành phần, số lượng người ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhằm bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong các cơ quan quyền lực Nhà nước.
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Làm thế nào để lựa chọn được những đại biểu Quốc hội xứng đáng, đủ năng lực, tài đức, thực hiện trọn vẹn vai trò đại diện dân cử trong nhiệm kỳ mới là yêu cầu và cũng là mong mỏi của cử tri. Quá trình lựa chọn không chỉ phụ thuộc vào sự sáng suốt của cử tri mà quy trình, cách thức tổ chức bầu cử đảm bảo chặt chẽ, đúng luật cũng rất quan trọng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa tổ chức ngày 21/1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là cơ hội để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, thực sự có đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, ngang tầm nhiệm vụ. Vậy, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có những điểm đáng chú ý như thế nào và làm sao để lựa chọn người xứng đáng, đại diện cho tiếng nói của cử tri? Câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng tôi mời Tổng thư ký, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia cùng trao đổi nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)