“Việc chuyển hướng trong công tác phòng chống dịch Covid 19 của Chính phủ sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 bằng Nghị quyết 128 là rất phù hợp. Điều này mang lại hiệu quả cho cả hai lĩnh vực vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế trong thời gian qua”. Đây là ý kiến của các đại biểu tại toạ đàm chủ đề “Nhìn lại năm 2021- những chuyển hướng chiến lược” được Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức .
Bước sang năm mới 2022, cùng điểm lại 10 sự kiện nổi bật trong năm 2021 của ngành BHXH Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm nay, triển khai kế hoạch năm sau của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.- Nhiều số liệu tích cực được đưa ra tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý Tư và năm nay. Đáng chú ý, GDP năm 2021 của cả nước ước tăng trưởng 2,58% dù dịch bệnh diễn biến phức tạp.- Sở Giáo dục TPHCM đề xuất thêm 4 khối lớp đi học trở lại từ ngày 3/1 năm 2022.- Tổng thống Palestine Mamut có chuyến thăm hiếm hoi đến Ixraen và có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Israel.- Trung Quốc lần đầu tiên công bố sách trắng về kiểm soát xuất nhập khẩu.
Những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về nghi vấn lộ đề thi môn Sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 khiến dư luận xôn xao, ngỡ ngàng. Cụ thể, đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT được xác nhận giống tới trên 90% bài ôn thi của thầy giáo Phan Khắc Nghệ (Hà Tĩnh), chuyển cho học sinh vào buổi ôn tập trước kỳ thi này.- Vấn đề đáng nói ở đây là vụ việc này dù đã được chuyển lên cấp có thẩm quyền xem xét, vào cuộc điều tra làm rõ nhưng lại rơi vào im lặng một cách khó hiểu suốt gần nửa năm qua. Cho tới gần đây, sau khi câu chuyện một lần nữa được xới lên, đại diện Bộ GD&ĐT mới chính thức trả lời các cơ quan báo chí rằng, Bộ vẫn đang xem xét trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan. Đồng thời đã chỉ đạo rà soát quy trình ra đề thi để có điều chỉnh cần thiết vào kỳ thi tới. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GDĐT, Thành viên nhóm tư vấn Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo.
2021 là năm thứ hai thế giới đương đầu với đại dịch Covid-19. Mặc dù chủ động hơn so với thời điểm đại dịch bắt đầu bùng phát đầu năm 2020, song những biến thể mới của virus Sars CoV2 gây ra những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng khiến thế giới chịu nhiều tổn thất và mất mát hơn. Với hơn 280 triệu ca mắc và hơn 5 triệu 400 nghìn ca tử vong, đại dịch Covid-19 cũng tác động lớn đến kinh tế và xã hội thế giới trong năm 2021. Cuộc chiến chống Covid-19 trong 1 năm qua là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ, ở đó, các nước trên thế giới buộc phải điều chỉnh, thay đổi để đối phó và thích ứng với những điều kiện mới.
Bức tranh kinh tế 2021 tiếp tục biến động vì Covid19, với cả những gam trầm và gam màu sáng. Trong đó, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ghi nhận những điểm sáng ấn tượng, tạo động lực lan tỏa cho nhiều cá nhân-doanh nhân-doanh nghiệp trẻ, cũng là điểm tựa tốt cho tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng là nội dung chủ đề chương trình hôm nay. Khách mời là ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc BKHoldings, Thành viên Ban Cố vấn Đề án 844; ông Nguyễn Hữu Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội (Đề án 4889) và bạn Huỳnh Phước Thọ - CEO StartUp Edoctor.
Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới việc dạy và học của ngành Giáo dục và Đào tạo trên cả nước. Nhiều thầy cô giáo, học sinh nhiễm COVID-19, các trường học phải phong tỏa, cách ly cả giáo viên, học sinh ngay tại trường… Với trách nhiệm đảm bảo quyền được học tập, các thầy giáo, cô giáo, nhà quản lý, học sinh các cấp, phụ huynh… đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng với việc dạy học linh hoạt trong bối cảnh mới, đảm bảo an toàn sức khỏe. Quá trình “thay đổi để thích ứng” trong dạy và học đã bộc lộ nhiều bất cập, ngành giáo dục- đào tạo cầu thị, tiếp thu và có nhiều điều chỉnh phù hợp thực tiễn, xã hội chung tay hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ năm học và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Thương mại điện tử: Điểm sáng kinh tế 2021.- Xúc tiến thương mại trực tuyến – đòn bẩy cho xuất khẩu Việt Nam
Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt 602 tỷ USD tăng 22.8% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2021 đạt 660,1 tỷ USD tăng 21% so với năm 2020, trong đó ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 330 tỷ USD, tăng hơn 17,2% so với năm 2020; Ước tính cán cân thương mại năm 2021 xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD. Đó là những kết quả ấn tượng được đưa ra tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Dịch Covid-19 tác động mạnh đến quá trình dịch chuyển lao động phổ thông, lao động từ vùng dịch trở về. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang rà soát số lượng lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là lao động trở về từ vùng dịch. Trên cơ sở đó, căn cứ nhu cầu, tay nghề của người lao động để phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho họ. Bên cạnh đó, địa phương sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ người lao động học nghề, chuyển đổi việc làm phù hợp, bảo đảm ổn định đời sống:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)