Mỹ vừa khẳng định chính sách mới của nước này không gia tăng thù địch, mà tìm cách giảm căng thẳng với Triều Tiên. Với mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden khẳng định cách tiếp cận thực tế, có sự điều chỉnh, nhằm gây áp lực buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân thông qua con đường ngoại giao, nhưng không tìm kiếm một cuộc “mặc cả” lớn với nhà lãnh đạo Kim Châng Ưn.
Cuối tuần qua, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afganistan theo thỏa thuận đạt được với lực lượng Taliban năm 2020. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ hoàn thành rút hơn 3.000 binh sĩ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút hơn 7.000 binh sĩ vào cuối mùa hè năm nay. Sau thời điểm đó, việc đảm bảo an ninh tại Afganistan sẽ phải do chính phủ Afganistan “tự lực cánh sinh”. Trong bối cảnh lực lượng Taliban vẫn còn kiểm soát khu vực lãnh thổ rộng lớn, trong khi đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afganistan với Taliban vẫn đang “dậm chân tại chỗ”, nhiều người lo ngại việc Mỹ và NATO rút quân sẽ để lại “khoảng trống an ninh” rất lớn mà chính phủ Afganistan chưa thể đảm nhận, thậm chí Afganistan có thể bị đẩy trở lại vòng xoáy bạo lực khi các lực lượng chính trị tranh giành quyền lực. Vậy tương lai nào đang chờ đợi Afganistan sau khi Mỹ và lực lượng quốc tế rút quân? BTV Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á về vấn đề này.
Mỹ hôm qua chính thức rút những binh sĩ cuối cùng khỏi Afghanistan, khép lại cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm và cũng là cuộc can dự ở nước ngoài dài hơi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, động thái này bị cho là cũng mở ra một tương lai bất định hơn với quốc gia Nam Á vẫn còn chìm trong bất ổn.
Để đảm bảo tiến độ, những ngày này tại các gói thầu xây dựng cầu Mỹ Thuận 2, thuộc tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long vẫn diễn ra không khí lao động khẩn trương, khí thế. Từ cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân đang bám công trình lao động 3 ca mong công trình này mong sớm hoàn thành phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi của người dân vùng ĐBSCL.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/04 cho biết ông “hy vọng và mong đợi” để chia sẻ vaccine ngừa Covid-19 với Ấn Độ và các nước khác đang thực sự cần. Tuy nhiên, Tổng thống Biden không đưa ra thời gian biểu khi nào chính quyền của ông bắt đầu chia sẻ vaccine với các nước.
- Với tỉ lệ tuyệt đối, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết về vấn đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống còn của người dân do Việt Nam đề xuất – trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an.- Bộ Giao thông vận tải đề nghị nghiệm thu đường sắt Cát Linh – Hà Đông để khai thác từ ngày 1/5.- Các chuyên gia kinh tế đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo quan hệ Nga-Mỹ hiện nay xấu hơn thời “Chiến tranh lạnh”.- Qua tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021, Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng vào các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 vẫn rất khó để kiểm soát hiệu quả.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể diễn ra vào tháng 6 tới. Đó là thông tin từ giới chức Nga sau khi xem xét đề xuất của phía Mỹ về một cuộc đối thoại song phương. Đây thực sự là một tín hiệu tích cực và đáng chú ý trong bối cảnh mối quan hệ Nga – Mỹ vốn đang rơi vào “vòng xoáy” đối đầu mới, với các đòn trừng phạt ngoại giao và kinh tế qua lại chỉ trong vòng 2 tuần qua. Liệu một cuộc họp thượng đỉnh Putin-Biden có thể diễn ra nhằm hóa giải những căng thẳng hiện nay? Khả năng nào cho việc “cài đặt lại” quan hệ Nga – Mỹ?
Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tuần qua thừa nhận vụ việc đế chế Ottoman sát hại hơn 1,5 triệu người Armenia năm 1915 là tội ác “diệt chủng”, khiến dư luận khá bất ngờ. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ chính thức thừa nhận vụ diệt chủng nhằm vào người Armenia, xảy ra hơn 1 thế kỷ. Ngay lập tức, Thổ Nhĩ Kỳ (quốc gia kế thừa Đế chế Ottoman) đã lên tiếng phản đối gay gắt tuyên bố của Tổng thống Mỹ. Trong một diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triệu Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ– ông David Satterfield lên để phản đối. Lo ngại biểu tình sau tuyên bố của Tổng thống Joe Biden, Mỹ cũng đã đóng cửa tạm thời các cơ quan ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những động thái này dự báo: với tuyên bố thừa nhận vụ diệt chủng xảy ra năm 1915, rất có thể quan hệ Mỹ-Thổ rơi vào căng thẳng chạm đáy, rất khó dự báo về tương lai mối quan hệ đồng minh Mỹ-Thổ những ngày tới.
Hôm qua (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức lên tiếng công nhận vụ đế chế Ottoman sát hại hơn 1,5 triệu người Armenia năm 1915 là tội ác “diệt chủng”. Ngay lập tức đã có phản ứng từ các bên liên quan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ASEAN dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN, thảo luận về 3 nội dung chính là hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và các vấn đề khu vực, quốc tế đang được quan tâm.- Hà Nội dừng tuyển sinh hệ song bằng ở bậc trung học cơ sở.- Làn sóng Covid 19 vẫn điên cuồng tấn công nhiều quốc gia Châu Á và Đông Nam Á khiến nhiều quốc gia phải áp lệnh phong tỏa, tăng cường các giải pháp chống dịch.- Lực lượng hải quân Indonesia phát hiện một số vật dụng, mảnh vỡ được cho là từ con tàu ngầm mất tích tại vùng biển Bali cách đây 3 ngày.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)