Người dân ở miền Tây Canađa và Tây Bắc nước Mỹ đang khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục, khi liên lục chứng kiến những mức nhiệt cao chưa từng thấy, khiến nhiều người tử vong. Hiện tượng nắng nóng bất thường này, theo các chuyên gia, là một dạng khí hậu mà các loại hình thời tiết cực đoan xảy ra ở mức “cao hơn và nghiêm trọng hơn”.
Mỹ có thể hoàn tất việc rút binh lính khỏi chiến trường Afghanistan trong những ngày tới. Thông tin này được 1 quan chức quốc phòng Mỹ công bố trong bối cảnh lực lượng Taliban đang gia tăng các hoạt động bạo lực nhằm giành giật lãnh thổ.
Cầu thang chung cư cũ, đừng nghĩ nơi ấy tối tăm và ẩm thấp- Cần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình Việt- “Hòa nhạc tại nhà”, nơi kết nối mọi người trong mùa dịch ở Mỹ
Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani và Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao Afghanistan Abdullah Abdullah tại Nhà Trắng. Trọng tâm nội dung cuộc gặp tập trung vào những cam kết tiếp theo của Mỹ đối với Afghanistan, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các cuộc đàm phán hòa bình ở nước này. Những cam kết này của chính phủ Mỹ đã phần nào xoa dịu những lo ngại của chính phủ Afghanistan, trong bối cảnh an ninh bất ổn và cuộc đàm phán hòa bình đang bị đình trệ. trong tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani và Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao Afghanistan, Abdullah Abdullah tại Nhà Trắng. Trọng tâm nội dung cuộc gặp tập trung vào những cam kết tiếp theo của Mỹ đối với Afghanistan, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các cuộc đàm phán hòa bình ở nước này. Những cam kết này của chính phủ Mỹ đã phần nào xoa dịu những lo ngại của chính phủ Afghanistan, trong bối cảnh an ninh bất ổn và cuộc đàm phán hòa bình đang bị đình trệ.
159 người vẫn còn mất tích, trong đó có nhiều người nước ngoài, 2 ngày sau vụ sập tòa nhà 12 tầng, gồm 136 căn hộ ở thành phố Mianmi, bang Florida, miền Nam nước Mỹ. Tới nay lực lượng cứu hộ mới tìm thấy thi thể của 4 nạn nhân và đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người sống sót. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ tình đoàn kết với gia đình các nạn nhân trong “thời điểm rất khó khăn này”.
Tổng thống Afghanistan sẽ có chuyến thăm Mỹ vào cuối tuần này. Tháp tùng ông Ashraf Ghani trong chuyến thăm Mỹ này có ông Abdullah Abdullah, nhân vật đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt tiến trình hòa bình tại Afghanistan. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, chuyến thăm là nhằm khẳng định mối quan hệ đối tác bền vững giữa Mỹ và Afghanistan vào thời điểm quan trọng đối với tương lai Afghanistan sau khi Mỹ rút quân. Cũng theo người phát ngôn Nhà Trắng, chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ người dân Afghanistan và tiếp tục gắn bó sâu sắc với Kabul để đảm bảo "đất nước này không bao giờ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm khủng bố gây ra mối đe dọa cho Mỹ". Dự kiến, trong chuyến thăm tới Mỹ lần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani sẽ có cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng.
Các nhà chức trách Mỹ đã thu giữ hàng loạt tên miền Internet liên quan tới Iran, với cáo buộc phát tán thông tin sai lệch. Động thái này của Mỹ diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán ở Viên, Áo về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đang gặp bế tắc khi vòng 6 cuộc đàm phán không đạt kết quả cụ thể. Điều này có thể khiến tương lai của tiến trình đàm phán tại Viên ngày càng mờ mịt.
Trong thời đại công nghệ đang len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, thuật ngữ tấn công mạng không còn quá mới mẻ. Nhiều người nghĩ một cách đơn giản rằng, tấn công mạng là việc tin tặc nỗ lực đánh cắp dữ liệu hoặc tiền, bằng cách xâm nhập một hệ thống mạng máy tính, website, thiết bị của cá nhân hoặc tổ chức. Nhưng hiện tại, các tin tặc đã tìm được cách kiếm rất nhiều tiền một cách bất hợp pháp bằng việc tấn công các mục tiêu là cơ sở hạ tầng, làm gián đoạn các dịch vụ thiết yếu ở tầm quốc gia. Những vụ tấn công mạng lớn ở Mỹ thời gian gần đây đã cho thấy điều đó. Vì sao tin tặc mở rộng quy mô của các vụ tấn công? Có những giải pháp an toàn nào cho tình trạng này?
Tuyên bố “sẵn sàng gặp phía Triều Tiên bất cứ lúc nào, địa điểm nào” mà không cần điều kiện tiên quyết; Tân Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, ông Sung Kim – người đang có chuyến thăm nhiều ngày tại Hàn Quốc, đang chứng tỏ thiện chí muốn đối thoại với Triều Tiên, đưa tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa trở lại đúng hướng. Tuy nhiên, phản ứng bề ngoài của phía Triều Tiên có vẻ “không mấy mặn mà”.
Mỹ sẵn sàng gặp phía Triều Tiên bất cứ lúc nào mà không cần điều kiện kèm theo. Đây là khẳng định của Đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Sung Kim trong cuộc gặp 3 bên với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản tại thủ đô Seoul. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các đặc phái viên của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản về vấn đề hạt nhân Triều Tiên kể từ khi ông Sung Kim đảm nhận chức vụ này từ tháng 5. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 kết thúc vào tuần trước, trong đó bàn thảo đối sách chiến thuật và chiến lược phủ hợp cũng như đường hướng hành động" cần được duy trì trong quan hệ với Mỹ trong tương lai. Vậy triển vọng khởi động lại đàm phán Mỹ - Triều Tiên ở thời điểm này được nhận định như thế nào?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)