Trong những ngày đầu năm mới 2022 đã có 3 tín hiệu lạc quan về tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM. Cụ thể là: số ca mắc mới, số ca tử vong, số ca nhập viện ngày càng giảm.
Trong giai đoạn thích ứng linh hoạt, an toàn và hiệu quả với dịch Covid-19, bệnh viện là nơi “dễ bị tổn thương” nhất là xuất hiện biến chủng Omicron có tốc độ lây lan nhanh đã xuất hiện tại nước ta. Khi dịch xâm nhập bệnh viện, bệnh nhân mắc thêm Covid-19 thì nguy cơ trở nặng và tử vong sẽ tăng cao. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho “thành trì” bệnh viện? Người dân khi đến khám chữa bệnh cần lưu ý điều gì để góp phần hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch xâm nhập? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay với vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) giải đáp những vấn đề vừa nêu
Thành phố Hà Nội mới ban hành kế hoạch bình ổn thị trường, kế hoạch bảo đảm nguồn cung hàng hoá trong phòng, chống dịch, cùng với đó Sở Công Thương Thành phố giao nhiệm vụ cho các hệ thống phân phối bảo đảm hàng hoá dịp lễ, Tết.
-Nhật Bản phát triển vaccine COVID-19 bảo vệ trọn đời - Omicron không lẩn tránh được tế bào miễn dịch T, giảm nguy cơ bệnh nặng
Từ 12h00 ngày 2/1, nhiều quận, huyện của TP Hà Nội nâng cấp độ chống dịch, điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng mức độ dịch ở cấp độ 3.- Năm 2022, ngành dệt may phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2021.- Từ 2/1, các hồ thuỷ điện lớn ở khu vực miền Bắc tăng cường xả nước, đảm bảo lịch lấy nước gieo cấy vụ Đông-Xuân 2021-2022.- Giáo sư gốc Việt Jonathan Van-Tam (Nguyễn Văn Tâm), Phó giám đốc Y tế vùng England, vừa được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ.- Tổ chức y tế thế giới nhận định, thế giới có đủ công cụ kết thúc đại dịch COVID-19 vào năm 2022 này.
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn đã khiến hi vọng chấm dứt đại dịch trong năm 2022 trở nên xa vời. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng cho rằng, thế giới lúc này đã được trang bị tốt hơn, với kho vắc-xin an toàn và tương đối hiệu quả đang ngày càng tăng dần. Và điều còn thiếu duy nhất hiện nay chính là hợp tác quốc tế để vắc-xin có thể đến được với tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi.
Tại Nghị quyết số 12, ban hành 31/12, về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ủy ban TVQH khóa 15 đã quy định cụ thể về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19; người phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
Năm 2021 đã khép lại, đến thời điểm này có thể khẳng định, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như phòng chống dịch bệnh.
Thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến; đưa các bệnh nhân vào từng tầng điều trị theo từng mức độ nặng - nhẹ; kết hợp với nâng cao hệ thống tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động hỗ trợ người dân F0 mới nhiễm bệnh là những yếu tố quan trọng giúp tp HCM chống đỡ đợt bùng phát dịch thứ 4 vừa qua. Kết quả là từ lúc cao điểm tp ghi nhận tới vài nghìn ca nhiễm mới và hàng trăm ca tử vong mỗi ngày, hiện nay tp chỉ còn ghi nhận vài trăm ca nhiễm còn số ca tử vong giảm sâu. Vai trò của các lực lượng tuyến đầu y tế, công an, quân đội, các đội quân tình nguyện là rất lớn, nhưng bên cạnh đó còn có những “mạnh thường quân” đứng sau tiếp sức cả nguồn nhân lực, vật lực và kinh nghiệm quản trị để giúp thành phố và các ban ngành điều phối nhịp nhàng, góp phần không nhỏ để thành phố HCM vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
Thưa quý vị và các bạn! Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán. Đây cũng là dịp nhu cầu đi lại, buôn bán gia tăng, cũng là thời gian gia tăng các hoạt động buôn lậu khu vực biên giới. Cùng với đó nguy cơ gia tăng dịch lây lan đòi hỏi lực lượng làm nhiệm vụ tại tuyên biên giới không để sót, bỏ lọt bất kỳ đối tượng nào xuất, nhập cảnh trái phép, cũng như các loại tội phạm hoạt động, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan qua biên giới. Tại tỉnh Lạng Sơn, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng cường công tác phòng chống dịch thì việc hàng nghìn xe hàng đang phải đỗ chờ ven đường hay trong các khu vực bến bãi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Để hiểu rõ hơn về công tác phòng chống dịch bệnh tại khu vực biên giới, phóng viên Đài TNVN đã phỏng vấn ông Dương Xuân Huyên, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)