Di tích nơi ở và làm việc của cơ quan Trung ương Đảng từ năm 1950 - 1952 tại thôn Nà Quân, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia năm từ năm 1996. Thế nhưng nơi đây thường vắng người qua lại và đang trong tình trạng xuống cấp khá nghiêm trọng. Phản ánh của Công Luận, phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc.
Theo thông tin trên trang website của Bộ ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức: Học viên học nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế vẫn có thể nhập cảnh vào Đức trong thời gian hạn chế nhập cảnh. Do đó, hồ sơ xin cấp thị thực cho mục đích này vẫn được tiếp nhận và xử lý. Các học viên học nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế từ nước thứ ba muốn nhập cảnh vào Đức phải đáp ứng những điều kiện sau: Đã có thị thực quốc gia Đức với mục đích học nghề trong lĩnh vực nêu trên. Khi nhập cảnh phải xuất trình được hợp đồng đào tạo nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế. Giấy xác nhận của trường nghề nêu rõ trong bối cảnh dịch COVID - 19 chương trình học vẫn được thực hiện tại cơ sở đào tạo. Lưu ý: xác nhận học trực tuyến không được chấp nhận. Phải nghiêm chỉnh thực hiện cách ly theo qui định của từng bang v.v... Cung cấp thông tin và giải đáp những câu hỏi của các bạn đang quan tâm đến chương trình du học nghề tại Cộng hòa Liên bang Đức, khách mời là Tiến sĩ Đinh Nguyên Tùng, Tổ chức giáo dục GreenWay.
- Kỷ niệm trọng thể 110 năm Ngày sinh Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội - một trí thức yêu nước tiêu biểu đã cống hiến cả cuộc đời cho lý tưởng cách mạng.- Phát hiện dấu hiệu vi phạm qua giám sát còn rất ít so với thực tế. Đây là đánh giá của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.- Tây Nguyên nỗ lực giữ rừng trước áp lực di dân tự do gia tăng tại đây.- Trước việc Mỹ yêu cầu sinh viên quốc tế phải về nước vào mùa thu tới, nếu chương trình học hoàn toàn trực tuyến, hàng chục nghìn lưu học sinh Việt Nam tại Mỹ đang rất lo lắng. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ khẳng định, đang nỗ lực phối hợp với cơ quan chức năng sở tại đảm bảo quyền lợi hợp pháp của du học sinh Việt Nam.- Hôm nay diễn ra bầu cử Singapore – Một kỳ bầu cử được coi là đặc biệt và tốn kém trong lịch sử nước này khi diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 và kinh tế rơi vào suy thoái.- Thủ tướng Australia Scott Morrison và người đồng cấp Nhật bản Abe Shinzo lên án hành động cưỡng chế làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống của riêng mình. Trang phục là một tác phẩm thẩm mỹ ẩn chứa tinh hoa văn hóa độc đáo của mỗi nước. Trong chiều dài lịch sử của đất nước, chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa ngoại lai, nhưng người Việt vẫn giữ được văn hóa của dân tộc mình, trong đó có áo dài. Áo dài theo nghĩa này, lại là biểu tượng rất đẹp cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Tuần qua, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những tinh hoa của di sản văn hóa Việt cùng lúc hội tụ về nơi này một cách tinh tế và sáng tạo trong hơn 1.000 bộ áo dài trong chương trình trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây có lẽ là sự kiện tôn vinh áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với mục tiêu định vị áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Để tạo nên thương hiệu quốc gia cho áo dài, còn rất nhiều việc phải làm trước khi trình lên UNESCO công nhận áo dài là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là những việc gì, hãy cùng trò chuyện với nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam.
- Hành trình để áo dài là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.- Tàu chạy trong động đất ở Nhật Bản – Xu hướng phát triển công nghệ đường sắt mới.- Bí ẩn nghề làm rượu vang 8000 năm tuổi ở Gruzia.
Ngày 4/7, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra lễ vinh danh “nghề làm nước mắm Nam Ô” là Di sản phi vật thể Quốc gia. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên về ẩm thực Việt Nam được vinh danh, là cơ sở để Đà Nẵng bảo tồn nghề làng nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch. Phản ánh của phóng viên Phương Cúc tại miền Trung.
- Sạt lở - mối nguy cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.- Đồng hành cùng trẻ trên môi trường mạng – cần sự đồng hành của gia đình, nhà trường và xã hội.- Nhìn từ câu chuyện dịch bạch hầu - Ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh từ “vùng lõm” tiêm chủng.- Làm gì để áo dài trở thành di sản của nhân loại?
- Dấn thân, say mê với nghề với mục tiêu chung nhất của nhà báo để phục vụ bạn đọc, người nghe, xem truyền hình, phát thanh.- Những câu chuyện cảm động từ Chương trình Tìm kiếm tài năng âm nhạc Mỹ với những người yếu thế đã vượt lên số phận, hoàn cảnh để tự tin tỏa sáng.- Cuốn sách “Đi qua hai mùa dịch” gửi đi những thông điệp sống tích cực.- Ngôi chùa Bà Đá (Linh Quang Tự) quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Học sinh đi thực tế, làm sao kiểm soát được rủi ro?- Tạp chí Âm nhạc quốc tế: Những câu chuyện cảm động từ chương trình “Tìm kiếm tài năng âm nhạc Mỹ”.- Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.- Anh Nguyễn Phương Tùng, người đưa môn thể thao mới lạ (Snookball, Footpool, Footgolf) đến với những người yêu thể thao Việt Nam, giúp người chơi vừa giải trí, vừa rèn luyện thể chất.
Vào các dịp tổng kết năm học, trước khi nghỉ hè, nhiều trường lớp thường tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại, đi trải nghiệm thực tế ở nhiều nơi, để các học trò nâng cao hiểu biết, tăng thêm sự gắn bó trong tập thể. Trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động này càng được chú trọng hơn. Thế nhưng, vẫn còn những vấn đề cần đặt ra với đối với hoạt động này. Các vụ tai nạn dẫn tới thương tích thậm chí là tử vong đối với học sinh trong các chuyến trải nghiệm đặt ra hàng loạt vấn đề cho các trường và các cơ quan quản lý, như có nên tổ chức cho học sinh đi học tập trải nghiệm quá xa? Tổ chức thế nào cho an toàn? Làm sao để các em tham gia một cách tích cực và hiệu quả? BTV Lê Thu trao đổi với khách mời là Tiến sĩ Vũ Việt Anh – Tổng Giám đốc Học viện Thành Công.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)