Sau một thời gian liên tục chỉ trích gay gắt Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Mỹ đã chính thức tuyên bố ngừng cấp kinh phí cho tổ chức này và điều tra cách ứng phó của WHO với đại dịch Covid-19 – cách ứng phó mà ông Donald Trump gọi là “lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Liệu bước đi này của Mỹ có gây những “tác động ngược” cho chính nước Mỹ trong bối cảnh lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều đang kêu gọi sự đoàn kết quốc tế để chiến thắng dịch bệnh Covid-19 hay không?
- Việt Nam chủ trì tổ chức thành công 2 Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN về Covid-19.- Các nước, báo chí ca ngợi vai trò và dấu ấn của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020.
Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.
- Góp ý Văn kiện Đại hội 13- Dân chủ nhưng không để phần tử cơ hội chính trị có đất phát triển.- Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19.- Giám sát chặt các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng chống dịch Covid-19.- Ảnh hưởng dịch Covid-19 - Trên 90% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đình trệ sản xuất.- Gia tăng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần do dịch Covid-19.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí các nguyên tắc Chính phủ đưa ra trong việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.- Ngân hàng Nhà nước có thể cung ứng từ 800.000 đến 900.000 tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong năm nay.- Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh thực hiện thành công ca sinh mổ đặc biệt cho một sản phụ đang trong thời gian cách ly. Một cặp song sinh chào đời với tình trạng sức khỏe ổn định.- Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về thông tin một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại biển Đông hôm 3/4 vừa qua.- Đức thiết lập "cầu không vận" để nhập thiết bị bảo hộ chống dịch Covid-19.
Thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Liên hợp quốc nhiều lần kêu gọi đình chiến trên toàn cầu để các nước đang bị chiến tranh tàn phá tập trung chống chọi với đại dịch Covid-19. Liên hợp quốc mới đây chuyển đi một thông điệp đáng chú ý trên Twitter: “Nếu bất kỳ ai cần một lý do gì để ngừng các cuộc chiến vô nghĩa vào lúc này, thì Covid-19 là câu trả lời cho tất cả”. Tuy nhiên, thực tế, nhiều cuộc xung đột vẫn còn tiếp diễn và chiến trường Afghanistan là một ví dụ. Các cuộc đụng độ giữa lực lượng Taliban và quân đội Afghanistan liên tục xảy ra, nguy cơ đàm phán hòa bình đổ vỡ là diễn biến đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan nhanh. Căng thẳng ở các “điểm nóng” cũng cho thấy, dường như ý định chính trị của các bên xung đột vẫn được đặt cao hơn sinh mạng người dân. Trao đổi với PV Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á về vấn đề này.
- Làm sao sớm hiện thực hóa chủ trương hỗ trợ trực tiếp gia đình chính sách, người nghèo, người lao động bị mất việc làm và những người yếu thế khác trước ảnh hưởng đại dịch Covid-19?- Ngăn chặn những "chuyến tàu vét" trước đại hội.- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trước mọi diễn biến của dịch bệnh.- Giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý trong mùa dịch.- Xẩm Hà Thành góp tiếng hát chống dịch Covid-19 với “Tiêu diệt Corona".
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)