Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Song, có những sự xáo trộn mà dịch bệnh gây ra đối với các mối quan hệ quốc tế, nếu không nhanh chóng được giải quyết thì cũng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường cho thế giới. Tiếp tục chuyên mục “Thế giới hậu đại dịch”, Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ bàn câu chuyện: thế giới sẽ rất khác trong cách ứng xử xã hội và các mối quan hệ quốc tế, với góc nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã hiện diện ở Việt Nam hơn 3 tháng, kể từ khi bệnh nhân đầu tiên được phát hiện đến nay, chúng ta đã đạt được bước tiến lớn trong công tác điều trị khi có đến hơn 80% bệnh nhân COVID-19 được chữa khỏi. Hơn 3 tháng cũng là khoảng thời gian các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, nhân viên y tế ở bệnh viện trên toàn quốc đảm nhận vai trò chiến sĩ tuyến đầu. Để mỗi ngày có thêm người khỏi bệnh COVID-19 được ra viện, họ đã để lại sau lưng cuộc sống bình thường để toàn tâm cho công việc. Phóng viên Ái Kiều ghi lại câu chuyện “Khoảng cách nào là xa nhất?” phía sau sự kiên trì chiến đấu của các chiến sĩ áo trắng tuyến đầu, mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Hiện nay cả nước đã có gần 24.000 HTX, riêng khu vực nông nghiệp có 15.600 HTX, chiếm đến 65% tổng số HTX cả nước. Ngày 09/03/2020 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW đã đánh giá: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới... Tuy nhiên, liên tiếp thời gian gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 32-NQ/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, H. Gia Lộc, T. Hải Dương cùng bàn về nội dung này với chủ đề: “Để HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Những tranh cãi về nguồn gốc virus Sars-CoV-2 đã đẩy quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lên căng thẳng. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đe dọa sẽ áp thuế mới với Trung Quốc như một biện pháp trả đũa, sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã che giấu thông tin về virus Sars-CoV-2, khiến đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Những động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng dịch bệnh tiếp tục “phủ bóng đen” lên quan hệ Mỹ- Trung vốn đã cạnh tranh gay gắt. Bình luận về những sóng gió mới giữa hai cường quốc này, biên tập viên Thu Hà có bài viết.
Các nước nên dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo từng giai đoạn với sự giám sát chặt chẽ dịch và cần sẵn sàng khôi phục các lệnh cách ly xã hội, nếu virus quay trở lại. Đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tiến sỹ Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới lưu ý, những nhóm dân số dễ bị tổn thương tại các trung tâm chăm sóc, nhà dưỡng lão, nhà tù và khu ký túc xá của lao động nhập cư cần được bảo vệ. Ông nhấn mạnh, ngay cả khi dịch bệnh đã được khống chế, thì các cộng đồng cần duy trì thực hiện các quy tắc như giãn cách xã hội, tuân thủ các biện pháp vệ sinh, xét nghiệm ca nghi mắc. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Giơnevơ, Tiến sỹ Mike Ryan cho biết:
Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, nhiều người lao động mất việc làm, cuộc sống của những người dân nghèo, lao động tự do đã khó khăn càng thêm khó khăn. Họ sẵn sàng chấp nhận cuộc sống khó khăn hơn, chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch. Trong khó khăn, những “bông hoa thiện nguyện” “nở rộ” trên khắp mọi miền Tổ quốc với rất nhiều hành động đẹp, những tấm lòng nhân ái tương trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Chưa khi nào tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam được lan tỏa nhiều đến vậy. Tất cả cùng chung tay vì người nghèo, để không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đứt bữa… Chúng ta cùng gặp gỡ những con người, những bông hoa đẹp tỏa ngát hương thơm, để cuộc đời này càng thêm ý nghĩa.
Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã đẩy quan hệ quốc tế vào tình huống và tình trạng chưa từng thấy trước đó. Nó không chỉ đảo lộn nghị sự chính trường thế giới, mà còn báo hiệu những thay đổi không nhỏ trong các mối quan hệ quốc tế hậu dịch bệnh. Đặc biệt dịch Covid-19 còn là thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy tái cấu trúc quá trình này vốn đang vấp phải sự phản đối từ trước khi dịch bệnh xuất hiện. Bình luận của Biên tập viên Đài TNVN.
Hôm nay (21/4), tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu và các thành viên Ủy ban Đối ngoại dự cuộc họp trực tuyến do Ủy ban hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức liên quan đến chủ đề hợp tác quốc tế chống đại dịch Covid-19. Cuộc họp có sự tham gia của các quốc gia: Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia. Tin của phóng viên Kim Thanh.
Hôm nay (21/4) là ngày mở đầu lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm Bà Ni ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nên đồng bào Chăm Bà Ni nơi đây tạm dừng các nghi lễ tôn giáo, chỉ tổ chức vui đón Ramưwan tại gia đình. Đoàn Sĩ – Phóng viên thường trú tại Tp.HCM đưa tin.
Tranh cãi về nguồn gốc virusSARS-CoV-2 và trách nhiệm thuộc về ai, khi để đại dịch bùng phát toàn cầu đang là những chủ đề quốc tế nóng được dư luận đặc biệt quan tâm. Việc mở các cuộc điều tra đang được xem xét khi một số nghi vấn được đặt ra về mức độ minh bạch thông tin về dịch của Trung Quốc, hay sự chậm trễ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)