Từ sau kết quả tăng trưởng quý I, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước… là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có trở thành hiện thực hay không, đặc biệt sau tác động của đợt dịch lần thứ 4? Những số liệu cập nhật tình hình kinh tế nói lên điều gì, có thách thức mục tiêu tăng trưởng cả năm hay không?
Đại dịch Covid-19 là hoàn toàn có thể ngăn chặn được và thế giới cần nhanh chóng rút ra những bài học từ kinh nghiệm “xương máu” này. Đây là một trong những nội dung được đề cập trong báo cáo mang tên “Covid-19: Hãy biến nó trở thành đại dịch cuối cùng” được Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố.
Toàn cầu một lần nữa lại chứng kiến sự gia tăng trở lại các ca mắc Covid-19 và tâm điểm giờ đây là Châu Á. Làn sóng thứ nhất, thứ 2, thậm chí là thứ 3, thứ 4 đã diễn ra ở rất nhiều quốc gia. Thực tế đang diễn ra ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia đang khiến các hoạt động bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí bị đảo lộn nhiều mặt về kinh tế - xã hội. Đã đến lúc, việc tuân thủ các chỉ dẫn y tế trong phòng chống Covid-19 của Tổ chức y tế thế giới là điều quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi người dân. Bên cạnh đó là sự chuẩn bị cho những làn sóng mới của đại dịch, bởi ngay cả một số quốc gia giàu mạnh nhất thế giới cũng có thể bị đẩy vào thế không sẵn sàng và để lộ sự thất bại chung trong việc ứng phó với tình huống khẩn cấp. “Đừng chủ quan lơ là, chờ có dịch mới lo chống” - Đó là những bài học mà BTV Đài TNVN phân tích khi nhìn vào bức tranh về làn sóng mới của đại dịch Covid-19 đang bùng phát tại Ấn Độ và một số nước láng giềng.
Đã tròn 1 năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố, sự lây lan của chủng virus SARS CoV-2 là đại dịch toàn cầu - ngày 11/3/2020. Sau một thời gian chần chừ về việc “định danh” và đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh thế nào cho đúng, thậm chí vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích về việc chủ quan, chậm trễ và thiếu chính xác, cuối cùng, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã “chỉ đúng mặt, gọi đúng tên” về COVID-19: nỗi ám ảnh của toàn thế giới.Việc COVID-19 được WHO tuyên bố là đại dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi mở ra cơ chế phản ứng rộng khắp với cấp độ quốc tế trong việc ứng phó, chứ không co cụm ở một quốc gia hay khu vực nào. Nhìn lại 1 năm qua, từ tuyên bố của WHO, cuộc chiến chống đại dịch đã huy động sự vào cuộc của cả thế giới, vắc-xin đã được điều chế một cách thần tốc, việc kiểm soát dịch bệnh đã có những tiến triển.... Nhưng mặt khác, vẫn còn rất nhiều việc phải làm!
- Nhìn lại kinh tế VN 2020 - Cơ hội nào từ tác động của đại dịch ?.- Khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đảm bảo lương thưởng Tết cho công nhân.- Chuyên mục Cafe Doanh nhân là câu chuyện kinh doanh thời Covid của Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần viễn thông FPT với thông điệp "Một Việt Nam rất đẹp trong đối tác quốc tế"
- Tuyển giáo viên theo Luật mới: Địa phương khó tuyển dụng, sinh viên cao đẳng thiệt thòi.- Đại dịch Covid-19 kích thích nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc.- Bảo tàng hạnh phúc ở Đan Mạch: bảo tàng nhỏ bé chứa đựng những điều lớn lao trong cuộc sống.- Bảo tồn Chợ nổi Cái Răng theo hướng hài hòa “tự nhiên – tự tạo”.- Trò chuyện với tác giả bài thơ “Tổ Quốc trong trái tim con” và Nhạc sỹ Trần Ngọc để nghe những chia sẻ về bài hát và nghề sáng tác thơ ca.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Liên hợp quốc về Covid-19 đang diễn ra với sự góp mặt của hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới và Bộ trưởng các nước. Đại biểu các nước lần lượt sẽ có các bài phát biểu thảo luận về kinh nghiệm phản ứng của toàn cầu đối với dịch bệnh, cũng như cùng nhau tìm ra con đường tốt nhất để phục hồi sau đại dịch. Covid-19 vốn đã khiến gần 1,5 triệu người thiệt mạng, các nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, hàng chục triệu người thất nghiệp, mất việc làm ở cả các nước giàu và nghèo... Thực tế này đang là bài toán khó đặt ra cho các nhà lãnh đạo toàn cầu. Liệu hội nghị lần này có thể đưa ra những ý tưởng, giải pháp mới nào cho quá trình phục hồi hậu đại dịch? Chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.
- Ai sẽ phải chịu trách nhiệm, bồi thường cho khách hàng trong trường hợp bị lộ thông tin cá nhân?- Loạt bài: Rừng Tây Nguyên trong áp lực phải là "vàng" - Phần 4 nhan đề: Cây rừng cũ gợi mở hướng đi mới.- Thế giới nỗ lực tìm kiếm giải pháp phục hồi sau đại dịch Covid-19”
- Những bất cập xung quanh việc cắt xén bữa ăn học đường của học sinh.- Cô giáo Lường Thị Thu Trang chia sẻ về nhân vật trong tác phẩm “Thầy ơi”, giải Nhất cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu”.- Hướng đi mới khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch giữa đại dịch COVID-19.- Dự án từ thiện tóc giả cho các em nhỏ mắc chứng rụng tóc vĩnh viễn.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm, cứu nạn.- Bão số 8 giật cấp 12 đang hướng vào vùng biển các tỉnh miền Trung. Từ đêm nay 24/10, các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to.- Thảo luận về Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị phải đảm bảo quy định chặt chẽ về đánh giá tác động môi trường các dự án, tránh làm chiếu lệ để rồi gây hậu quả nghiêm trọng. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng nhanh chóng triển khai công tác ứng phó.- Kỷ niệm tròn 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc. 75 năm qua, Tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này luôn giữ vai trò hàng đầu trong ngăn ngừa, giải quyết các cuộc xung đột; duy trì hòa bình; xây dựng một thế giới phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo thế giới hiện đang ở trong giai đoạn "rất nghiêm trọng" của đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với tình trạng sụp đổ hệ thống y tế do quá tải.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)