Nâng cao quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị - xã hội là một cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nhân dân và thế giới. Trong chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ như là một giải pháp phát triển xã hội bền vững, là tương lai tốt đẹp của đất nước. Đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội qua các khóa Quốc hội là một trong những ví dụ cho thấy phụ nữ đã dần khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động chính trị.
- Nhiều điểm mới trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khoá 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.- Bộ Y tế bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 lớn nhất từ trước tới nay.- Trước diễn biến tích cực về tình hình dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện dỡ bỏ lệnh phong tỏa, cho phép một số hoạt động kinh doanh mở cửa trở lại.- Bộ Công thương Việt Nam và bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và năng lượng.- Liên quan tới vụ việc học sinh tại Trường THPT Đốc Binh Kiều và Trường THPT Tháp Mười bị hành hung phải nhập viện, Công an địa phương khẳng định là do mâu thuẫn giữa các học sinh cá biệt, không phải băng nhóm tội phạm.- Mỹ và các nước đồng minh xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ không có Trung Quốc.- Căng thẳng Venezuela – Liên minh châu Âu bị đẩy lên một nấc thang mới khi hai bên liên tục trục xuất hoặc cấm vận các nhà ngoại giao, chính trị.
Tại phiên họp lần thứ 53 khai mạc vào chiều nay, Ủy ban TVQH sẽ điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15. Trước đó, những ngày qua tại trung ương và các địa phương đã tiến hành Hiệp thương lần thứ nhất điều chỉnh cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tinh thần các cuộc Hiệp thương theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đó là: lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chính thức khai mạc hôm qua. Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị và bầu ra Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới. Đây là hai nội dung có mối liên quan chặt chẽ và đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản trong suốt quá trình vừa qua. Cử tri và đại biểu Quốc hội tin tưởng, Đại hội sẽ đưa ra được những quyết sách đặc biệt quan trọng tiếp tục đưa đất nước phát triển bền vững.
- Quốc hội đã chọn ngày 23/5/2021 là ngày bẩu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.- Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ 10. Kỳ họp được đánh giá thành công cả về nội dung và đổi mới về phương thức.- Hội thảo Biển Đông lần thứ 12 truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc duy trì hòa bình và ổn định, góp phần đưa Biển Đông thành vùng biển của kết nối và hợp tác, thay vì cạnh tranh và đối đầu.- Trước thời hạn chót để các nền kinh tế thành viên APEC hoàn thành việc thực hiện mục tiêu Bo-go về tự do hóa thương mại và đầu tư vào cuối năm nay, các nhà lãnh đạo APEC quyết tâm xây dựng một tầm nhìn xa hơn để đưa APEC trở thành một trong những khu vực năng động nhất thế giới.- Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” diễn ra tại Hà Nội tôn vinh 63 thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số tiêu biểu.- Lại thêm một vụ sạt lở núi gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 40B qua tỉnh Quảng Nam.- Ấn Độ quyết không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực mà áp dụng Chiến lược ‘Ấn Độ Tự cường’ với tham vọng biến nước này thành một cứ điểm sản xuất toàn cầu trong tương lai.
- Phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội, nhiều đại biểu đề nghị cần có chiến lược phát triển rừng dài hạn và chiến lược phát triển kinh tế đối với vùng chịu nhiều tác động của thiên tai trong tổng quan phát triển kinh tế- xã hội.- Quốc hội đã tiến hành bãi nhiệm chức danh đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.- Các tỉnh miền Trung nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm người mất tích, đồng thời chuẩn bị ứng phó bão số 10 – cơn bão được dự đoán rất nguy hiểm cả trên biển lẫn đất liền.- Nước ta sẽ thử nghiệm Vắc-xin phòng chống bệnh Covid-19 trên người trong tháng 11 này.- Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu. 2 ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden chia nhau chiến thắng ở hai điểm bỏ phiếu đầu tiên.- Một bé gái 4 tuổi sống sót kỳ diệu sau 91 giờ trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 102 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Thông tin đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) bị cáo buộc có tên trong danh sách mua hộ chiếu Cộng hòa Síp với giá 2,5 triệu USD khiến dư luận quan tâm. Ngày 25/8, khi trao đổi với báo chí, đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cho biết, vợ và con trai ông có quốc tịch Síp đã thực hiện các thủ tục bảo lãnh xin cấp quốc tịch Síp cho ông để sau khi ông nghỉ hưu sẽ thuận tiện đi lại, chăm sóc gia đình. Sự việc đang được các cơ quan làm rõ, xem xét, xác minh một cách cẩn trọng để có những thông tin chuẩn xác. Đáng nói, đây không phải là trường hợp đầu tiên đại biểu Quốc hội mà có tới hai quốc tịch. Vụ việc này cần được nhìn nhận ở góc độ pháp luật như thế nào? Đại biểu Quốc hội cần có trách nhiệm, tinh thần trung thực, tự giác ra sao? Nội dung này được bàn luận với khách mời là luật sư Nguyễn Tiến Lập, luật sư thành viên cấp cao của Văn phòng Luật sư NH Quang&Cộng sự, đoàn luật sư thành phố Hà nội.
- Đại biểu Quốc hội có hai quốc tịch: Trách nhiệm và xử lý trách nhiệm như thế nào.- Thăm châu Âu, Ngoại trưởng Vương Nghị ngăn “mặt trận xuyên Đại Tây Dương” chống Trung Quốc.- Nhiều nhà hàng ăn uống, cà phê, bia hơi vỉa hè Hà Nội chưa thực hiện giãn cách.- Doanh nghiệp, chuyên gia ủng hộ và kỳ vọng tính thiết thực của gói hỗ trợ lần 2.- Giải pháp lớp học ngoài trời chống Covid-19 ở Mỹ.
Dịch Covid-19 đã và đang có những diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp và nặng nề đến thu nhập, đến sinh kế của người lao động, nhất là những người lao động nghèo, yếu thế, bị mất hoặc giảm sâu thu nhập bởi dịch. Mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời, song lại chậm trễ đến với người lao động thuộc nhóm đối tượng được hưởng lợi. Dù độ bao phủ của chính sách đã có nhưng vẫn để sót đối tượng. Đây là những vấn đề được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm nhất là khi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất gói hỗ trợ lần 2 dành cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19.
- Tại kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ, hai bên nhất trí sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ đô la Mỹ trong thời gian sớm nhất.- Ông Phạm Phú Quốc, Đại biểu Quốc hội đoàn tp HCM thừa nhận mình có quốc tịch Cộng hòa Síp. Trước đó báo chí nước ngoài thông tin Cộng hòa Sip cho phép các chính trị gia trên thế giới "dễ tham nhũng" mua hộ chiếu của quốc đảo này với giá lên tới hàng triệu đô la Mỹ, tương đương hàng chục tỉ đồng Việt Nam.- Hội Nghề cá Việt Nam phản đối Indonesia bắt giữ trái phép ngư dân Khánh Hòa. Yêu cầu trao trả các ngư dân bị bắt giữ trái phép và 3 tàu cá.- Các địa phương tích cực chuẩn bị cho năm học mới - một năm học khá đặc biệt khi lần đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, vừa ứng phó với đại dịch Covid-19.- Gần 10 nghìn người Hồng Công, Trung Quốc, bị bắt trong các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.- 500 nghìn người Mỹ được lệnh sơ tán khi cơn bão Laura tăng cấp và sắp đổ bộ vào bờ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)