Sáng nay(5/1), Triều Tiên được cho là đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía bờ biển Nhật Bản. Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên trong năm nay, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố sẽ tăng cường năng lực quân sự quốc gia và giữa lúc bế tắc ngoại giao kéo dài xung quanh chương trình hạt nhân của nước này.
Philippines nhất trí khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký với Mỹ năm 1998, nhân chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Manila. Động thái này không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho mối quan hệ Washington –Manila trở lại đúng hướng mà còn mở cánh cửa cho Mỹ gia tăng sự hiện diện ở khu vực. Mặc dù là đồng minh truyền thống, song để thỏa thuận được khôi phục và duy trì, đằng sau đó vẫn là những lợi ích và những cuộc mặc cả của đôi bên!
Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, một động thái ngoại giao mang tính biểu tượng cao về sự kết nối giữa các đồng minh hai bờ Đại Tây dương là câu chuyện quốc tế nổi bật tuần này. Bà Merkel trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên thăm Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden nhưng đây là chuyến thăm Mỹ cuối cùng của bà trước khi mãn nhiệm vào mùa thu năm nay. Dù không có đột phá chính sách lớn, song Tuyên bố Washington về các nguyên tắc chung hợp tác Mỹ - Đức sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Angela Merkel cho thấy hai bên thực sự muốn tạo nền tảng mới cho mối quan hệ “đối tác tự nhiên” trong tương lai.
Loạt sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ngày 14/6 tại Brussels (Bỉ), tiếp ngay sau đó là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ diễn ra hôm nay (15/6). Với sự tham gia lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ, các đồng minh phương Tây trong khối NATO và Liên minh châu Âu kỳ vọng, các hội nghị quan trọng lần này có thể giúp mở ra trang mới cho quan hệ hai bên sau một giai đoạn dài nhiều mâu thuẫn và căng thẳng. TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội & Việt Nam phân tích cụ thể về triển vọng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa bắt đầu công du châu Âu – chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức. Với lịch trình dày đặc, từ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, tới Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng hàng loạt cuộc gặp song phương với các nguyên thủ như Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan…, chuyến đi là cơ hội để ông Joe Biden khẳng định lập trường của nước Mỹ trong việc cùng các đồng minh châu Âu giải quyết nhiều vấn đề quan trọng.
Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa công du New Zealand để cuộc hội đàm thường niên với người đồng cấp Jacinda Ardern. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh đang xuất hiện những mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng liên quan vấn đề Trung Quốc. Bởi vậy, chuyến thăm được đánh giá là “phép thử” cho quan hệ đồng minh Australia - New Zealand trước những khác biệt và bất đồng hiện nay.
Sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong tuần có thể nói là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Đây được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hôm nay, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington. Cuộc gặp thượng đỉnh thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế bởi ông Suga Yoshihide là nguyên thủ đầu tiên thăm chính thức Mỹ và gặp trực tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi ông Biden nhậm chức hồi tháng 1, trong khi với ông Suga Yoshihide, đây cũng là cuộc gặp đầu tiên của ông với một Tổng thống Mỹ kể từ khi nhậm chức hồi tháng 9 năm ngoái. Nhật Bản được xem là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực, vì vậy hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về cách tiếp cận chiến lược đối với một loạt vấn đề đang nổi lên ở châu Á – Thái Bình Dương như chương trình hạt nhân của Triều Tiên, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc… Giới phân tích nhận định rằng, nếu tìm được cách tiếp cận thích hợp, mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản sẽ là nhân tố quan trọng trong việc duy trì ổn định ở khu vực.
PCI 2020: Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng như thế nào về nỗ lực cải cách của chính quyền các cấp trong 5 năm tới?- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quốc hội và những quy định của pháp luật về nhiệm kỳ Quốc hội.- Củng cố quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật dưới thời Joe Biden.- Cần chính sách hỗ trợ cả ngắn hạn và lâu dài để doanh nghiệp phát triển hậu COVID-19.- Các nền tảng thương mại trực tuyến đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp tại Afghanistan
Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý ở khu vực là chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước láng giềng Đông Bắc Á vốn lâu nay có mối quan hệ “nhiều sóng gió” với Bắc Kinh, song lại có vai trò chiến lược vô cùng to lớn. Các cam kết song phương về việc thúc đẩy hợp tác thực chất, xây dựng mối quan hệ ổn định,được đưa ra trong các cuộc tiếp xúc giữa ông Vương Nghị và giới lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc dường như cho thấy 3 láng giềng Đông Á đang tiến tới quỹ đạo đối thoại, tạo ra môi trường hòa bình trong bối cảnh các quốc gia đều hứng chịu tác động của đại dịch Covid-19. Chương trình Câu chuyện Quốc tế hôm nay sẽ làm rõ hơn những tác động từ sự hợp tác giữa 3 quốc gia Trung-Nhật-Hàn đến các vấn đề ở khu vực cũng như thế giới.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)