Trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy trong báo cáo giải trình trước Quốc hội sáng nay. Người đứng đầu Chính phủ cũng đồng thời trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhiều vấn đề lớn của đất nước- Nâng cấp độ phòng chống dịch, đẩy mạnh tiêm vacxin cho mọi người dân từ 18 tuổi, không phân biệt công dân có hộ khẩu thường trú hay lao động tự do, khách vãng lai là những biện pháp nhiều địa phương đưa ra trong bối cảnh dịch covid 19 tái bùng phát- Hội nghị các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2021 do New Zealand chủ trì diễn ra hôm nay. Lãnh đạo các nước sẽ thảo luận hàng loạt các vấn đề quan trọng nhằm xây dựng một cộng đồng phát triển và thịnh vượng- Khủng hoảng người di cư tại biên giới Belarus với các nước châu Âu tiếp tục leo thang. Nguy xung đột quân sự được cảnh báo khi các nước điều động hàng nghìn binh sĩ quân đội tới biên giới Belarus
Thủ tướng đề nghị Quốc hội Pháp ủng hộ Việt Nam trong việc thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cánh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam.- Hơn 2.200 dự án đầu tư tại Việt Nam là kết quả một năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu EVFTA.- Thế giới đang vô cùng quan ngại trước tình hình bạo lực leo thang tại Ethiopia.
- Âu tàu đảo Song Tử Tây giúp ngư dân vươn khơi bám biển - Phỏng vấn Trung tá Đỗ Văn Sơn, Chính ủy Lữ đoàn 955 Vùng 4 Hải quân về nhiệm vụ vận tải chi viện cho biển, đảo Trường Sa. Câu hỏi Tìm hiểu biển, đảo Việt Nam
Tòa Tư pháp châu Âu ngày 27/10 ra phán quyết phạt Ba Lan 1 triệu Euro mỗi ngày do các tranh cãi giữa chính phủ Ba Lan với Ủy ban châu Âu liên quan đến cải cách tư pháp năm 2017 tại Ba Lan, mà châu Âu cho rằng đe dọa đến sự độc lập của ngành tư pháp tại nước này.
Các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành họp đặc biệt tại Lúc-xăm-bua để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang bủa vây châu Âu. Các nước thành viên EU đã đưa ra những đề xuất khác nhau liên quan đến cải cách thị trường năng lượng, điển hình như đề xuất tách bạch thị trường điện khỏi thị trường khí đốt của Pháp. Tuy nhiên, phiên họp một lần nữa cho thấy tình trạng mỗi nước sử dụng nguồn cung năng lượng khác nhau khiến việc đi tới giải pháp thống nhất của EU là rất khó khăn. BTV Thúy Ngọc trao đổi với nhà báo Đỗ Sinh, Thông tấn xã Việt Nam vấn đề này
Mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nhiên liệu vào mùa Đông đang gõ cửa từng gia đình tại châu Âu khi giá năng lượng tăng đột biến. Tình hình ngày càng nghiêm trọng đang khiến giới chức châu Âu “lo sốt vó”, thậm chí còn nảy sinh nhiều bất đồng và chia rẽ trong việc tìm giải pháp xử lý vấn đề này.
Tại hội nghị thượng đỉnh giữa EU và các quốc gia Tây Balkan vừa diễn ra tại Slovania, phía Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết hỗ trợ 30 tỷ Euro cho các quốc gia Tây Balkan. Khoản kinh phí này sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng mới trong khu vực để kích thích phát triển kinh tế. Động thái này được cho là hành động mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ cả EU đối với khu vực Tây Balkan khi khu vực này là “cửa ngõ” giúp Bruxelles củng cố vị thế với bên ngoài. Mặc dù vậy, cho tới nay, việc kết nạp các quốc gia Tây Balkan vào Liên minh châu Âu vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Xây dựng quy hoạch năng lượng có ý nghĩa quan trọng với ngành năng lượng Việt Nam trong tương lai. Để làm được điều này, công tác dự báo, thu thập dữ liệu thông tin là rất cần thiết cho phép các nhà hoạch định chính sách tiếp cận được với những nguồn dữ liệu đồ sộ của ngành năng lượng, giúp công tác điều hành được thực hiện dễ dàng thuận lợi, đồng thời có thể đưa ra được những quyết sách hợp lý và hiệu quả. Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU (EVEF), Liên minh châu Âu (EU) và CHLB Đức hỗ trợ Bộ Công thương Bộ Công Thương những bước đầu tiên trong việc thành lập hệ thống thông tin năng lượng Việt Nam.
Lãnh đạo 27 nước Liên minh châu Âu ngày 5/10 họp thượng đỉnh bàn mối quan hệ của Liên minh châu Âu với Trung Quốc. Đây là cuộc họp đầu tiên của Liên minh châu Âu về vấn đề này, kể từ khi châu Âu cùng với một số quốc gia như Mỹ, Canada, Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Tân Cương. Thời điểm đó, Trung Quốc cũng lập tức đáp trả với mức độ gấp đôi. Việc đáp trả lẫn nhau giữa EU và Trung Quốc cho thấy EU ở trong tình thế không dễ dàng khi xác định chiến lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhất là khi phải cân nhắc tới lập trường của đồng minh Mỹ. Một số quan chức châu Âu từng nói, “EU tìm cách để không đối đầu với Trung Quốc, nhưng cũng không thể coi Trung Quốc là một đối tác bình thường”. Vậy quan điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược của EU trong quan hệ với Trung Quốc?
Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã “bật đèn xanh” cho phép tiêm mũi vắc-xin thứ 3 trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu vẫn có chính sách khác nhau trong vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)