- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân, bắt đầu từ hôm nay.- Tổng đài 111 bắt đầu tiếp nhận giải đáp vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân theo Nghị quyết 15 của Thủ tướng.- Để hạ giá lợn giống và giá lợn hơi, các doanh nghiệp xin nhập khẩu 6 vạn con lợn nái.- Lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc, nước này không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào. Trong khi đó, Nga công bố Thủ tướng nước này dương tính với Sars-CoV-2.- Châu Âu đánh giá thiệt hại kinh tế do Covid-19 cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng và toàn diện.
Một số nước châu Âu đang từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa, sau khi có những dấu hiệu tích cực về tình hình dịch bệnh, với số ca tử vong và nhiễm mới giảm mạnh trong mấy ngày qua. Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế này được các quốc gia châu Âu tiến hành sau khi Liên minh châu Âu (EU) thống nhất về “Lộ trình dỡ bỏ lệnh phong tỏa” tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tuần trước.
- Trung Quốc: Các trường học bắt đầu mở cửa trở lại với các quy định nghiêm ngặt về cách ly xã hội.- Cách kết nối xã hội của người già trong các viện dưỡng lão ở Châu Âu.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về chủ trương miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm cho giai đoạn 2021-2025.- Lần đầu tiên công bố sách trắng Hợp tác xã ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: Hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, với tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đạt hơn 220 nghìn tỉ đồng.- Nhiều nước châu Âu thận trọng dỡ bỏ phong tỏa do dịch Covid-19, nhằm làm giảm sức ép đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo nguy cơ dẫn tới một làn sóng lây nhiễm thứ 2.- Đại diện Bộ thống nhất Hàn Quốc có phát ngôn chính thức về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Đại dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế các nước châu Âu với khả năng suy thoái trong năm 2020 gần như không thể tránh khỏi. Theo dự báo mới nhất của Cao ủy Phụ trách Công nghiệp Liên minh châu Âu Thierry Breton, nền kinh tế của khối có thể suy giảm từ 5-10%, tương đương 7,5% tổng sản phẩm quốc nội. Trước những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19, các nước châu Âu đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp hơn 500 tỷ Euro và đang cố gắng thành lập quỹ phục hồi kinh tế dự kiến hơn 1.000 tỷ Euro. Dù vậy, các nước châu Âu vẫn bất đồng sâu sắc về việc sử dụng các quỹ cứu trợ này như thế nào.
- Mưa đá và giông lốc tiếp tục gây thiệt hại nặng tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có công điện yêu cầu các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống cho người dân.- Nhiều nước ca ngợi và xem Việt Nam như hình mẫu trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Trong khi đó, bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và Anh công nhận đạt chuẩn quốc tế, có thể lưu hành tự do tại nhiều quốc gia.- Từ 0 giờ sáng nay, thêm 38.000 tấn gạo được xuất khẩu trong hạn ngạch tháng 4.- Các nhà ngoại giao châu Âu kêu gọi một lệnh ngừng bắn vì mục đích nhân đạo tại Libya nhân tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.- Nhiều nước châu Âu bắt đầu đẩy nhanh nới lỏng các biện pháp phong toả, khi số ca nhiễm và thiệt mạng vì Covid-19 giảm trong nhiều ngày.- Mỹ tuyên bố không tham gia sáng kiến toàn cầu phát triển thuốc và vắc-xin chống Covid-19.- Bình luận: Đại dịch Covid 19: Cơ hội cấu trúc lại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Hôm nay là ngày thứ 8 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Dịch bệnh đã khiến gần 5 triệu lao động phải ngừng việc và mất việc, kéo tỷ lệ người có việc làm quý 1 năm nay xuống thấp nhất 10 năm.- Trước một số thông tin về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cao hơn nhiều lần so với giá thực tế, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh khẳng định, đây là thông tin không chính xác.- Mưa đá, lốc, sét tại các tỉnh miền núi Tây Bắc đã làm 5 người chết, 12 người bị thương.- Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị y án tù chung thân về tội nhận hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.- Mỹ vẫn là tâm dịch Covid-19 với gần 50.000 người tử vong, chiếm 50% số ca tử vong trên toàn cầu.- Liên minh Châu Âu chuẩn bị kế hoạch trị giá hàng nghìn tỷ Euro để phục hồi kinh tế.- Quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị Hải quân nước này "bắn hạ" các tàu của Iran nếu "có hành động khiêu khích" tại vùng Vịnh.
- Học sinh đi học trở lại: Trường học phải an toàn - an toàn thì mới đến trường.- Các quốc gia châu Âu thận trọng tìm giải pháp cho học sinh đi học trở lại.- Các trường tư thục "lay lắt" chờ qua mùa dịch Covid-19.
- Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu và dấu chứng nhận lưu hành tự do cho bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này sang Anh và khu vực châu Âu.- Các địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.- Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh bày tỏ băn khoăn, lo lắng nếu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp như Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu "Quyền tiếp cận công bằng" với vaccine phòng chống Covid-19.- Sri Lanka tưởng niệm 1 năm ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu làm hơn 250 người thiệt mạng.
Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)