Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn phức tạp, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, cùng với thúc đẩy xuất khẩu, thì tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không chỉ năm 2021 này, mà giai đoạn trung hạn 5 năm 2021-2025. Qua nhiều hội nghị hội thảỏ, những mặt được tromg triển khai cách kế hoạch đầu tư công, cũng như hạn chế đã được đề cập, mổ xẻ. Căn bệnh “kinh niên” về giải ngân chậm- đã được khắc phục phần nào, như chúng ta đã chứng kiến, từ kết quả của năm 2020- nhưng vẫn còn tiếp diễn, cụ thể qua tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm. Giải pháp nào nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Cùng bàn nội dung này với khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, người vừa tái trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15.
Trong Nghị quyết phiên họp CP thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công 5 tháng đầu năm rất chậm (chỉ đạt 22% kế hoạch). Giá các loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao; thì từ cuối tháng 4, đợt dịch covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục ảnh hưởng lớn. Vậy đâu là dư địa cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm cần được điều chỉnh trước các diễn biến này? TS Nguyễn Đình Cung – Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bàn luận vấn đề này.
Từ 5/7/2021, TPHCM chính thức cho phép bán căn hộ rộng chỉ từ 25m2.- Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh dịch bệnh.-Liên kết các sàn thương mại điện tử - đa dạng kênh tiêu thụ hàng Việt
Tác động của đợt dịch lần thứ 4 – Thách thức mục tiêu tăng trưởng 2021.- Chính trường Israel trước thời hạn chót thành lập chính phủ.- Hải Dương: Tết thiếu nhi đặc biệt trong khu phong tỏa.- Doanh nghiệp trẻ Tiền Giang nỗ lực “giải cứu” trái cây dội hàng trước đại dịch bùng phát.- Giới thiệu công nghệ “Khôi phục một phần thị lực cho người khiếm thị nhờ liệu pháp gene từ tảo.
Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ gửi thư, điện thăm hỏi Tổng thống, thủ tướng Ấn Độ, chia sẻ những khó khăn mà người dân nước này đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.- Ở trong nước, Bộ y tế yêu cầu tỉnh Yên Bái rút kinh nghiệm từ việc lây chéo COVID-19 giữa nhân viên và chuyên gia người nước ngoài ở khách sạn Như Nguyệt 2, thành phố Yên Bái.- Ngân hàng Châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ phục hồi ở mức 6,7% bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận.- Liên tiếp xảy ra sạt lở đất cát trên tuyến đường ven biển của tỉnh Bình Thuận làm mất an toàn và gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.- Cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và một số nước Châu Âu, Baltic, chưa có dấu hiệu dừng lại khi Nga trục xuất 7 nhà ngoại giao của các nước Baltic./.
Trong 20 phút của chương trình, hãy cùng các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 trong bối cảnh thực hiện mục tiêu “kép”. Và một điều quan trọng nữa, nhìn nhận cơ hội nào, giải pháp nào hỗ trợ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế vừa trải qua một năm đầy khó khăn-vất vả, sớm bứt phá được?
- Giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ”.- Cao Bằng: Nóng chuyện nhập cảnh trái phép.
Xác định năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nước ta: Là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025. Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, cùng với đó là những tác động từ bên ngoài (như sự thay đổi trong chính sách của từng quốc gia/khu vực hay các quan hệ kinh tế…) - ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19 (gói 62.000 tỷ đồng), nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
- Năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ.- Những nhóm cổ phiếu nào tăng mạnh trong năm 2021?.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
- Chính phủ đặt mục tiêu GDP 2021 thêm ít nhất 0,5 điểm phần trăm lên mức 6,5%. - Nhìn lại việc triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 năm 2020. - Thị trường bất động sản đang được kiểm soát tốt và phát triển đúng hướng?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)