Tuần qua là tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 nhưng lại là tuần làm việc đầu tiên, Quốc hội họp tập trung tại Hội trường Ba Đình. Trong tuần họp tập trung này, Quốc hội thông qua hai hiệp định thương mại quan trọng và dành phần lớn thời gian thảo luận các vấn đề về kinh tế, xã hội. Những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức và các giải pháp được các đại biểu thẳng thắn phân tích đa chiều, dưới nhiều góc tiếp cận, đề xuất, hiến kế cùng Chính phủ với mục tiêu vượt khó, biến nguy thành cơ, chuyển cơ hội thành hiện thực. Đặc biệt, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đối với người yếu thế, khó khăn trong xã hội cũng được thảo luận sôi nổi tại nghị trường. Tổng hợp của phóng viên Vân Hồng:
- Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018. Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn giải pháp nào có thể ổn định, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trước tác động của dịch Covid-19.- Nhiều cán bộ Huyện ủy Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu bị kỷ luật do cấp đất sai quy định.- Cháy lớn tại Viện Điều tra, quy hoạch rừng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.- Việt Nam và Indonesia phát biểu chung tại Hội đồng Bảo an về tình hình Trung Phi, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất ổn an ninh thông qua các biện pháp toàn diện và dài hạn.- Anh chính thức khẳng định không xin gia hạn quá độ Brexit.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Sau gần 1 tuần thực hiện việc “nới lỏng giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 23/4 đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước đã dần trở lại, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ… ở các tỉnh, thành phố lớn hoạt động trở lại những ngày qua. Nhiều cơ quan, công xưởng sản xuất đã bắt đầu lên kế hoạch tăng tốc sản xuất - bù lại cho những thời điểm phải tạm dừng, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Việc đảm bảo điện an toàn, thông suốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ra sao, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn điện từ thủy điện đang gặp khó khăn vì khô hạn, và đây vẫn đang là thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao ở khu vực miền Nam và cũng bắt đầu mùa nóng ở miền Bắc và miền Trung? Khách mời là ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cùng bàn luận về nội dung “Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” - để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
- Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” – để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp!- Hướng tới Ngày Quốc tế lao động (1/5): Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)